BHXH Việt Nam giai đoạn trước 1995.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến thu chi quỹ bảo hiểm xã hội (Trang 28)

I. Giới thiệu chung về BHXH Việt Nam.

1. Khái quát về sự hình thành và quá trình phát triển của BHXH Việt Nam

1.1. BHXH Việt Nam giai đoạn trước 1995.

Ngay từ đầu của cuộc kháng chiến, mặc dù còn rất nhiều khó khăn và phải giải quyết nhiều công việc hệ trọng của đất nước nhưng Nhà nước ta vẫn luôn dành sự quan tâm tới việc tổ chức thực hiện BHXH. Trước tiên Chính phủ cách mạng đã áp dụng chế độ hưu trí cũ của Pháp để giải quyết quyền lợi cho một số công chức đã làm việc dưới thời Pháp, sau đó đi theo kháng chiến nay đã già yếu. Sau cách mạng tháng Tám thành công do còn khó khăn về nhiều mặt nên chế độ chỉ được thực hiện đến năm 1949.

hành quy chế công chức và Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 ban hành quy chế công nhân. Theo các Sắc lệnh trên, công chức và công nhân đã có những quyền lợi về chế độ hưu trí. Nhìn lai chính sách BHXH giai đoạn này chúng ta có thể nhận thấy các chính sách được xây dựng và thực hiện ngay sau khi dành được độc lập tuy hoàn cảnh đất nước còn rất nhiều khó khăn. Mặt khác các chính sách triển khai thực hiện không đầy đủ, chỉ mới thực hiện được một số chế độ cơ bản với mức trợ cấp thấp nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho bộ phận công nhân, viên chức Nhà nước. Nguồc chi 100% lấy từ NSNN, chưa hề có sự đóng góp của các bên.

Đến ngày 27/12/1961, Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH tạm thời về các chế độ BHXH cho cán bộ, công nhân viên kèm theo Nghị định 218/ CP. Tiếp theo đó là Nghị định 161/CP ngày 30/10/1964 ban hành Điêu lệ BHXH tạm thời đối với quân nhân. Như vậy đối tượng được tham gia BHXH đã mở rộng, và áp dụng cho 6 loại chế độ gồm: hưu trí, mất sức lao động, tử tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Như vậy là các chế độ của BHXH Việt Nam được triển khai khá đầy đủ từ rất sớm. Hơn nữa tài chính thời kì này bắt đầu quy định có sự đóng góp một phần của các xí nghiệp, phần còn lai vẫn do NSNN cấp. Đến năm 1985 cùng với cải cách tiền lương, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 236/HĐBT có những sửa đổi bổ xung quan trọng như tăng tỉ lệ đóng góp của các đơn vị sản suất kinh doanh. Tuy vậy, thời kì này do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là sản xuất gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ cộng với cơ chế quản lí bao cấp không hiệu quả nên BHXH hầu như không có thu và NSNN vẫn phải bù cấp là chính. Đây cũng là giai đoạn tổ chức quản lí BHXH không ổn định, do nhiều Bộ ngành khác nhau đảm nhiệm ( Bộ nội vụ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hôi, Bộ tài chính, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn lao động Việt

Nam). Song chịu trách nhiệm quản lí chính là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thư VI ( tháng 12/1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện, xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển của nền kinh tế. Cùng với sự đổi mới chung của đất nước, chính sách BHXH cũng có những chuyển biến. Nội dung cải cách lần này tập trung vào cải cách cơ chế bao cấp trong quản lí, mở ra loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Đến ngày 22/6/1993 Chính phủ ban hành Nghị định 43/CP về những quy định tạm thời chế độ BHXH. Trong đó có quy định tăng mức đóng BHXH và đặc biệt người lao động phải đóng BHXH. Cơ chế hoạt động của BHXH được quy định trong chương XII của Bộ Luật lao động do Quốc hội khoá IX thông qua ngày 23/6/1994, sau đó được cụ thể hoá trong Điều lệ BHXH và hai Nghị định 12/CP và 45/CP ban hành năm 1995. Từ đây ngành BHXH Việt Nam chuyển sang trang mới trong lịch sử phát triển của mình.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến thu chi quỹ bảo hiểm xã hội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w