6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.2.2.1 Về công tác soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá
Hoạt đồng mua bán hàng hóa là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhưng lại thường xảy ra tranh chấp. Do vậy, trước khi ký kết, công ty nên soạn thảo sẵn các mẫu hợp đồng chặt chẽ và hợp pháp để vừa không bị vô hiệu, lại vừa hạn chế được tranh chấp xảy ra, tránh tạo ra kẽ hở cho đối tượng xấu lợi dụng để vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho công ty. Việc soạn thảo nên nhờ luật sư hoặc là người am hiểu về pháp luật đảm nhiệm.Cần quy định cụ thể các điều khoản của hợp đồng như:
Thứ nhất, hiện nay hầu hết các hợp đồng mua bán hàng hóa của công ty vẫn còn dùng tên gọi là Hợp đồng kinh tế, thuật ngữ này không còn phù hợp nữa đòi hỏi công ty cần phải tìm hiểu thật kỹ càng về những văn bản pháp luật đã thay đổi để áp dụng cho phù hợp.
Thứ hai, thoả thuận về giá cả: Trong hợp đồng nên có điều khoản thoả thuận trong trường hợp có sự thay đổi về giá. Khi đó công ty sẽ thông báo kịp thời cho bên mua để bên mua biết. Căn cứ vào sự chênh lệch về giá mới so với giá cũ đã thỏa thuận trong hợp đồng để quy ra số lượng hàng hóa tương ứng với số tiền chênh lệch đó và bên bán sẽ cắt giảm lượng hàng hóa giao hoặc tăng thêm tùy vào giá mới giảm hay tăng so với giá cũ. Mặt khác, công ty cũng nên có bảo lưu về điều khoản “ Bên bán có quyền điều chỉnh giá tăng theo tỷ lệ % tăng tương ứng với giá hàng hoá nhập khẩu”, như vậy sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho công ty trong việc nhận thanh toán.
Thứ ba, về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng: Tuy trong hợp đồng thanh toán
sau có nêu điều khoản này nhưng các hợp đồng thanh toán trước cũng cần áp dụng biện pháp này bởi có nhiều trường hợp bên mua đặt hàng nhưng không nhận hàng gây thiệt hại cho công ty. Ngoài ra, đối với biện pháp bảo đảm nên áp dụng biện pháp đặt cọc trong những trường hợp giá trị hợp đồng nhỏ, do dặc điểm dễ thoả thuận và thủ tục không rườm rà. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho bên mua, nên thỏa thuận các hình thức bảo đảm này cho phù hợp theo từng trường hợp.
Thứ tư, về phương thức giao hàng cũng cần được quy định rõ ràng hơn, ví dụ như nếu giao hàng tại kho bãi của công ty hoặc giao hàng tại địa điểm nào đó cũng phải quy định cụ thể bên nào phải chịu chi phí vận chuyển. Và nếu giao hàng trong thời hạn đó thì giao một chuyến hay giao trong nhiều chuyến, vì đây cũng là vấn đề hay xảy ra tranh chấp.
Thứ năm, thời điểm chuyển rủi ro cũng là một vấn đề mà Công ty TNHH dệt may
Hưng Thịnh phải chú ý tới khi giao kết và thực hiện hợp đồng. Thực tế có những hợp đồng công ty ký kết với khách hàng mà không có điều khoản quy định về thời điểm chuyển rủi ro, nhưng rất may là lại không có vấn đề gì xảy ra trong quá trình các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, thế nên vấn đề chuyển rủi ro không được chú ý tới. Tuy nhiên, những hợp đồng sau này công ty ký kết nên có điều khoản quy định rõ ràng thời điểm chuyển rủi ro, vì như thế sẽ xác định được cụ thể trong trường hợp có rủi ro xảy ra đối với hàng hóa, các bên sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào, tránh tình trạng vì không có thỏa thuận và quy định trong hợp đồng nên các bên lẩn tránh, đổ trách nhiệm cho nhau. Và như vậy thì tranh chấp là điều khó tránh khỏi, làm ảnh hưởng đến uy tín và mối quan hệ bạn hàng giữa hai bên.
Thứ sáu, một điều khoản cũng hết sức cần thiết là điều khoản bất khả kháng. Bất
khả kháng là sự kiện pháp lý làm nảy sinh ngoài ý muốn chủ quan của các bên ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện hợp đồng đã ký. Đó là các sự kiện thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất. núi lửa, chiến tranh,…. Việc không qui định rõ điều này thì rất dễ bị bên vi phạm lợi dụng để thoái thác trách nhiệm dẫn đến thiệt hại cho công ty vì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm hợp đồng không phải chịu trách nhiệm về tài sản. Do đó khi ký hợp đồng, trong điều khoản này công ty cần phải định nghĩa về bất khả kháng và qui định nghĩa vụ của bên gặp sự kiện bất khả kháng.
Thứ bảy, điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng cũng cần được công ty lưu
ý đến khi soạn thảo hợp đồng. Thoả thuận được nêu ra như sau : Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có gì vướng mắc hai bên A, B gặp gỡ, trao đổi tìm biện pháp tháo gỡ thương lượng giải quyết kịp thời. Nếu trường hợp không đạt được thỏa thuận thì việc giải quyết sẽ được thông qua tòa án kinh tế thành phố Hà Nội. Theo như những quy định của điều khoản này thì nếu công ty có xảy ra tranh chấp cũng không áp dụng được phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Bên cạnh đó, hình thức của hợp đồng cũng nên được sử dụng đa dạng hơn. Hình thức ký kết bằng văn bản là hình thức chủ yếu trong việc giao kết hợp đồng của công ty từ trước đến nay. Công ty nên mở rộng các hình thức ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa tạo điều kiện thuận lợi trong trường hợp các đối tác ở xa, không thuận tiện cho việc đi lại để giao kết hợp đồng trực tiếp. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường luôn có sự biến đổi, công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng nếu công ty không tận dụng lợi thế này, nhiều khi sẽ bỏ lỡ cơ hội có thêm khách hàng mới. Chính vì vậy, công ty nên tiến hành việc ký kết hợp đồng bằng các hình thức khác như bằng lời nói, các thông điệp dữ liệu, điện báo, telex, fax..,nhằm đáp ứng sự nhanh nhạy và linh hoạt trong ký kết hợp đồng .