Quy trình kiểm tra chất lượng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY VILUBE (Trang 68)

2.1 Kiểm tra nguyên liệu

2.1.1 Dầu gốc

* Các chỉ tiêu cần kiểm tra ngay khi nhận dầu gốc về:

- Tỉ trọng.

- Độ nhớt động học (KV @40 và KV @100). - Kiểm tra nước (crackel test).

Nếu các chỉ tiêu này đạt, QC báo lại cho bộ phận kiểm soát nhập hàng cho phép nhập dầu gốc vào các bồn BOT.

Lưu mẫu, tiếp tục kiểm tra các chỉ tiêu còn lại trong COA.

* Các chỉ tiêu cần kiểm tra trước khi pha chế:

- Nếu chỉ có một loại dầu gốc được sử dụng thì không cần kiểm tra.

- Nếu là hỗn hợp các loại dầu gốc thì mẫu dầu gốc hỗn hợp sau khi pha trộn sẽ được đem đi kiểm tra chất lượng:

+ KV @100. + Tỉ trọng.

+ Kiểm tra nước (crackel test). Nếu đạt thì mới tiếp tục pha chế. 2.1.2 Phụ gia

Mỗi nhà sản xuất sẽ cung cấp một COA cho từng loại phụ gia, ví dụ:

Bảng 10: COA của một loại phụ gia

Characteristics Specification

Minimum Typical Maximum Result

Specific Gravity, @15.6 0.850 0.870 0.885 0.869

Viscosity @100, cSt 950 1125

Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 69 Phụ gia sẽ được tiến hành kiểm tra tỉ trọng, độ nhớt và đo FTIR (phổ hồng ngoại) để xác định các gốc chức có phù hợp với phổ chuẩn cung cấp hay không.

2.2 Kiểm tra sản phẩm

2.2.1 Mẫu sau pha chế (Final blend)

Sau khi bên sản xuất pha chế xong mẫu Final Blend, mẫu sẽ được đem qua phòng QC để kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm kiểm tra quá trình pha chế có đạt hiệu quả hay không. Các chỉ tiêu cần có của một mẫu Final Blend mà phòng QC tại nhà máy có thể tiến hành kiểm tra được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 11: Các chỉ tiêu cần đo và phương pháp sử dụng

Tiêu chuẩn Phương pháp

Ngoại quan (B&C, cặn) Bằng mắt

Màu sắc ASTM D1500

Khối lượng riêng ở 15 oC (20 oC) ASTM D4052 Độ nhớt động học ở 100 oC (@100) ASTM D445 Độ nhớt động học ở 40 oC (@40) ASTM D445

Chỉ số độ nhớt ASTM D2270

Độ nhớt tại nhiệt độ âm (CCS) ASTM D5293

Điểm chớp cháy ASTM D92

Điểm đông ASTM D97

Tổng hàm lượng kiềm (TBN) ASTM D2896

Độ nhớt tại nhiệt độ cao (HTHS) ASTM D5481 Độ tạo bọt

+ Cấp I + Cấp II + Cấp III

ASTM D892

Thành phần kim loại (ICP) ASTM D4951

Kiểm tra nước Crackel test

Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 70 Ý nghĩa từng chỉ tiêu:

- Ngoại quan: kiểm tra độ sáng, trong (Bright & Clean) và kiểm tra cặn bằng mắt

thường nhằm sơ bộ đánh giá hiệu quả của quá trình khuấy trộn.

- Màu sắc: kiểm tra màu sắc của mẫu dầu vừa pha chế có phù hợp với chỉ tiêu của nhà

sản xuất hay không.

- Khối lượng riêng ở 15 oC (20 oC): là tỉ lệ giữa trọng lượng riêng của dầu và trọng

lượng riêng của nước, tại 15 oC (hoặc 20 oC). Tỉ trọng có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá sơ bộ sản phẩm và trong chiết rót sản phẩm, giao dịch, buôn bán (theo khối lượng, thể tích).

- Độ nhớt động học tại 40 oC và 100 oC (KV @40 và @100): là lực ma sát trong của

các phân tử của chất lỏng, xác định dựa vào thời gian chảy của mẫu dầu, tại điều kiện 40 oC (nhiệt độ thông thường khi khởi động máy) và 100 oC (điều kiện làm việc của động cơ). Độ nhớt là thông số đặc trưng nhất của các sản phẩm dầu nhớt, cho thấy khả năng bôi trơn của các sản phẩm này.

- Chỉ số độ nhớt: là sự biến thiên của độ nhớt động học theo nhiệt độ. Chỉ số độ nhớt

càng cao thì dầu càng ổn định, ít biến đổi theo nhiệt độ.

- Độ nhớt tại nhiệt độ âm (CCS Viscosity): là độ nhớt động lực học của sản phẩm, đặc

trưng cho khả năng làm việc ở nhiệt độ thấp của sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường ngoại có điều kiện thời tiết lạnh…

- Điểm chớp cháy: là nhiệt độ mà tại đó hơi tạo ra bị đốt cháy tức thì khi có ngọn lửa

xuất hiện trên bề mặt chất lỏng. Kiểm tra thông số này nhằm mục đích đảm bảo vấn đề an toàn cháy nổ khi làm việc, tránh thất thoát, đồng thời có thể đánh giá mức độ lẫn của nhiên liệu vào dầu nhớt.

- Điểm đông: là nhiệt độ mà tại đó dầu bắt đầu xuất hiện hiện tượng đông đặc, chỉ tiêu

này cần thiết khi cần kiểm tra mẫu dầu xuất khẩu sang thị trường có điều kiện hoạt động ở nhiệt độ thấp.

- Trị số TBN: là độ kiềm trong dầu bôi trơn cho biết lượng Acid Percloric (HClO4)

Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 71 hợp chất mang tính kiềm có trong 1 gram mẫu dầu nhờn nhằm chống lại sự ăn mòn hóa học của nhiên liệu diesel có hàm lượng lưu huỳnh cao.

- HTHS: xác định độ nhớt của mẫu dầu tại nhiệt độ cao. Phép kiểm tra này rất khác so

với phương pháp xác định độ nhớt động học (cSt) được xác định thông qua thời gian chảy, phép thử này xác định độ nhớt động lực học (cP) của mẫu dầu thông qua sự cản trở sự quay của động cơ.

- Độ tạo bọt: bọt do không khí trộn mạnh vào dầu nhờn ảnh hưởng xấu tới tính chất

bôi trơn, làm tăng sự ôxy hóa của chúng, làm dầu bị tổn thất, ngăn cản sự lưu thông của dầu trong sự tuần hoàn, gây ra hiện tượng bôi trơn không đầy đủ. Đồng thời bọt cũng có thể gây ra hiện tượng va đập thủy lực, gây ảnh hưởng lên hoạt động của động cơ. Do đó cần phải giới hạn độ tạo bọt của sản phẩm.

- Định tính nước: nhằm sơ bộ kiểm tra định tính sự có mặt nước trong mẫu dầu thông

qua tiếng nổ lách tách khi đun nóng mẫu trên ngọn lửa thử.

- Hàm lượng nước: lượng nước trong dầu nhớt phải khống chế ở mức thấp nhất (< 100

ppm) vì nước gây ra nhiều tác hại lớn cho sản phẩm dầu nhớt, được xác định bằng phương pháp chuẩn độ điện thế.

Thủ tục kiểm tra chất lượng mẫu Final Blend:

Trong vòng 45 phút kể từ khi nhận mẫu, bộ phận QC phải lập tức tiến hành kiểm tra mẫu và gửi kết quả về cho bên sản xuất để tiến hành bước sản xuất tiếp theo. Do có nhiều tính chất cần kiểm tra như đã nói ở trên nên để kiểm tra hết sẽ mất khá nhiều thời gian. Vì thế QC sẽ tiến hành kiểm tra trước những chỉ tiêu nào thật sự quan trọng và thời gian báo kết quả nhanh. Các chỉ tiêu đó thông thường sẽ là:

- Ngoại quan: B & C và cặn. - Màu sắc.

- KV @ 100 và @ 40 (nếu có). - CCS.

- Tỉ trọng 20 oC.

Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 72 Mỗi mẫu Final Blend sẽ kèm theo một phiếu pha chế và phiếu chất lượng (COA) kèm theo. QC sau khi tiến hành kiểm tra các thông số kể trên sẽ so sánh với các thông số trong COA của nhà cung cấp. Nếu phù hợp thì mẫu đạt, bộ phận sản xuất sau đó sẽ tiến hành súc rửa đường ống hoặc cách ly tùy theo tình hình sản xuất. Nếu không phù hợp trong COA (hoặc các giá trị gần sát với các giới hạn) thì sẽ báo với bộ phận sản xuất để có hướng điều chỉnh lại cho mẻ sản phẩm đó.

Kiểm tra full test sau đó sẽ tiến hành cho các chỉ tiêu còn lại, ví dụ: VI, HTHS, độ tạo bọt, TBN…

2.2.2 Mẫu Filling từ quy trình cách li

- Chức năng quy trình cách li:

Cách li: là thủ tục tiến hành nhằm làm sạch đường ống, bằng cách dùng sản phẩm chuẩn bị

chiết rót đẩy hết sản phẩm cũ còn lại trong đường ống chiết rót ra. Cách li sẽ được tiến hành theo một ma trận cách li. Ma trận cách li là một bảng gồm nhiều hàng và nhiều cột mà dựa vào đó ta xác định số phuy cần để tiến hành đẩy sản phẩm cũ ra khỏi thiết bị chiết rót bằng bằng sản phẩm mới. Hàng đầu tiên của ma trận thể hiện danh sách cho sản phẩm trước, cột đầu tiên sẽ thể hiện danh sách các sản phẩm chuẩn bị chiết rót. Tùy vào mẻ sản xuất trước và hiện tại, ta xác định con số tương ứng trên ma trận, từ đó xác định số phuy cần sử dụng. Ví dụ minh họa: X1 X2 X3 X4 Y1 2 3 3 2 Y2 3 4 … … Y3 … … … … Y4 … … … …

- Kiểm tra chất lượng:

Với mẫu filling chỉ cần kiểm tra một số chỉ tiêu sau: + Ngoại quan (B&C).

Sp Trước Sp Sau

Nhà máy dầu nhớt Vilube Trang 73 + KV @ 100 và @ 40 (nếu có).

+ Màu sắc.

+ Kiểm tra nước (crackel test).

Nếu đạt tiêu chuẩn cho trước thì quá trình cách li đã tiến hành đạt yêu cầu. Sau đó bộ phận sản xuất sẽ tiến hành khâu cuối cùng là chiết rót sản phẩm.

2.2.3 Kiểm tra mẫu cuối khâu đóng gói

Cũng tiến hành kiểm tra tương tự như mẫu Final Blend, tuy nhiên chủ yếu vẫn là kiểm tra ngoại quan (B & C) để kiểm tra quy trình đóng gói có đảm bảo hay không, các chỉ tiêu còn lại hầu như không thay đổi.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY VILUBE (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)