Phạm vi nghiên cứu: Công ty nước sạch Hà Nội

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình hoạt động và cung cấp nước sinh hoạt của nhà máy ngô sỹ liên (Trang 27)

A, Phương pháp vật lý

3.1.2Phạm vi nghiên cứu: Công ty nước sạch Hà Nội

3.1.3 Thời gian: Từ 5/5/2014 – 5/8/2014.

3.2 Nội dung nghiên cứu.

- Tìm hiểu các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, cách tổ chức cũng như công tác quản lý của nhà máy.

- và an toàn lao động khi làm việc trong nhà máy. - Dây chuyền công nghệ của nhà máy.

- Đánh giá chất lượng nước của nhà máy trước và sau khi xử lý. - Tình hình cung cấp nước sinh hoạt của nhà máy.

3.3 Phương pháp nghiên cứu.

3.3.1 Nghiên cứu các văn bản pháp luật.

+ Luật tài nguyên nước (Luật số 08/1998/QH10 của Quốc hội)

+ Tiêu chuẩn nước sạch theo Quyết định 09/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế. + Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

3.3.2 Phương pháp thống kê, tổng hợp đánh giá.

Thu thập những số liệu sẵn có về tình hình khai thác và cung cấp nước sinh hoạt của nhà máy từ các nguồn thông tin

Các số liệu khi điều tra được tổng hợp thành các bảng thông tin, bảng số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Tổng hợp, thống kê các số liệu thu thập được bằng phương pháp thủ công và trên máy tính để phục vụ cho việc nghiên cứu và đánh giá.

3.3.3 Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra.

Điều tra ngẫu nhiên 22 hộ dân trong đó:

- 7 hộ dân sống tại phường Văn Chươnng - 5 hộ dân sống tại phường Văn Miếu - 5 hộ dân sống tại phường Quốc Tử Giám - 6 hộ dân sống tại phường Cát Linh

Mục đích:

+ Tìm hiểu chất lượng nước sạch nhà máy cung cấp. + Đánh giá nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân.

Phần 4

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.

4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Quận Đống Đa.

Đống Đa là một trong 10 quận thuộc thủ đô Hà Nội. Đống Đa, địa danh nơi diễn ra chiến công vô cùng oanh liệt của vua Quang Trung đập tan 27 vạn quân xâm lược Mãn Thanh giải phóng thành Thăng Long, giải phóng đất nước, mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), được lấy làm tên cho Quận.

Vị trí địa lý:

Quận Đống Đa nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Phía bắc giáp quận Ba Đình, phía đông bắc giáp quận Hoàn Kiếm, phía đông giáp quận Hai Bà Trưng, phía nam giáp quận Thanh Xuân, phía tây giáp quận Cầu Giấy. Quận có diện tích 9,96 km2 với dân số 352.000 người, mật độ 35.341 người/km². Với 21 phường: Cát Linh, Hàng Bột, Khâm Thiên, Khương Thượng, Kim Liên, Láng Hạ, Láng Thượng, Nam Đồng, Ngã Tư Sở, Ô Chợ Dừa, Phương Liên, Phương Mai, Quang Trung, Quốc Tử Giám, Thịnh Quang, Thổ Quan, Trung Liệt, Trung Phụng, Trung Tự, Văn Chương, Văn Miếu.

Về kinh tế-xã hội

- Về kinh tế: Những năm qua, kinh tế quận Đống Đa luôn giữ vững ổn định, mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 1.541 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 772 tỷ đồng, với một số nhóm hàng chủ yếu như chế biến thực phẩm, sản xuất thiết bị điện.

Tổng thu ngân sách Nhà nước của quận năm 2008 đạt 843,64 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 573 tỷ đồng (tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2008).

Quận Đống Đa là địa bàn có số doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều nhất thành phố Hà Nội. Năm 2008, có 10.052 doanh nghiệp (trong đó 6.738 doanh nghiệp hoạt động); đến đầu tháng 8/2009, có 13.164 doanh nghiệp (trong đó có 9.419 doanh nghiệp hoạt động).

Hoạt động thương mại – du lịch trên địa bàn được đẩy mạnh, hình thành một số trung tâm buôn bán sôi động: Khâm Thiên, Nam Đồng, Giảng Võ…

- Về lao động: Mỗi năm quận tạo việc làm cho khoảng 8000 – 8500 lao động. Năm 2008, quận đã cho vay vốn giải quyết việc làm cho 600 hộ, tổng vốn cho vay đạt 9,6 tỷ đồng, cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình khó khăn 3000 hộ, tạo điều kiện giải quyết việc làm 9.3000 ngyời đạt 100% kế hoạch trong đó 5.384 người có công việc ổn định.

- Về giáo dục và đào tạo: Công tác giáo dục và đào tạo của quận có bước phát triển mạnh, chất lượng dạy và học được nâng cao. Những năm gần đây, ngành giáo dục Đống Đa rất quan tâm ứng dụng CNTT trong quản lý và giải dạy. Hiện nay, quận Đống Đa có 100% các trường mầm non, tiểu học, THCS kết nối mạng Internet. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về công tác xã hội: Năm 2008, quận Đống Đa đã trợ cấp thường xuyên 825 người cao tuổi, 81 hộ nghèo không có khả năng lao động, sửa chữa 10 nhà dột nát hộ nghèo, cấp 2261 thẻ BHYT cho người nghèo, hỗ trợ phát triển đời sống giúp 250 hộ thoát nghèo.

- Về văn hóa: Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều loại hình phong phú, gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn của đất nước, của Thủ đô. Duy trì vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, năm 2008, 83% gia đình được công nhận là gia đình văn hoá, 25% số tổ dân phố được công nhận là tổ dân số văn hoá

Di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội.

Quận Đống Đa là nơi tập trung nhiều di tích văn hóa tiêu biểu. Văn Miếu – Quốc Tử Giám xây dựng từ năm 1070 và trở thành trường Đại học đầu tiên của nước ta. Gần Văn Miếu còn có tòa Y miếu thờ Tam Hoàng và các vị danh y nước ta như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, Đàn Xã Tắc, nơi vua làm lễ tế Thần Đất, Thần Lúa, và tế Giao. Tại thôn Văn Chương cũ, nay là ngõ Huy Văn có điện Huy Văn, xây dựng từ thế kỷ thứ 15, thờ Lê Thánh Tông, ngay tại nơi ra đời của ông vua mở đầu một giai đoạn cực thịnh về văn học thời phong kiến. Bích Câu đạo quán ở 12 phố Cát Linh, nơi xảy ra câu chuyện gặp gỡ kỳ lại bên Ngòi Biếc giữa Tú Uyên và Giáng Kiều, và là một di tích duy nhất về đạo Tiên ở Hà Nội. Chùa Ngọc Hồ phố Nguyễn Khuyến cũng là nơi vua gặp tiên. Gò Đống Đa nơi ghi dấu ấn Quang Trung đại phá quân Thanh.

4.2 Tổng quan Công ty nước sạch Hà Nội.

Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội là Công ty hoạt động theo hình thức Công ty Mẹ – Công ty con được UBND Thành phố Hà Nội thành lập theo QĐ 367/QĐ-UBND ngày 22/1/2008 trên cơ sở tổ chức lại Công ty KDNS Hà Nội và Công ty KDNS số 2 Hà Nội.

Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội có 100% vốn Nhà nước, trực tiếp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn Nhà nước đầu tư vào các công ty thành viên, Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết theo qui định của pháp luật. Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp năm 2006 và điều lệ của Cty đã được UBND TP Hà Nội phê chuẩn và các qui định hiện hành của Nhà nước. Công ty chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện về các mặt hoạt động của UBND TP Hà Nội, đồng thời chịu sự quản lý Nhà nước của các cơ quan chuyên ngành khác theo qui định pháp luật.

Ngành nghề kinh doanh

+ Khai thác, sản xuất, phân phối, kinh doanh nước sạch cho các khách hàng có nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh dịch vụ

+ Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, công nghệ thuộc ngành nước.

+ Tư vấn KSTK, thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, cấp thoát nước và công trình phụ trợ.

+ Kinh doanh bất động sản, xây dựng nhà để bán và cho thuê. Kinh doanh vui chơi giải trí, trông giữ xe.

+ Đầu tư liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trong các lĩnh vực nêu trên.

+ Thực hiện đầu tư tài chính vào các ngành, lĩnh vực có lợi nhuận cao để tích lũy vốn cho phát triển ngành nước.

Nhà máy nước là một đơn vị sản xuất nước sạch trực thuộc Công ty Nước sạch Hà nội có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hoạt động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Công ty. Nhà máy có những chức năng sau:

1. Tổ chức khai thác và sản xuất nước theo kế hoạch công ty giao. 2. Tổ chức hạch toán nội bộ về chi phí sản xuất nước.

Hiện nay Công ty đang quản lý và điều hành 12 nhà máy và một số trạm cấp nước nhỏ với tổng công suất là gần 600.000 m3/ngđ.

1. Nhà máy nước Yên Phụ 2. Nhà máy nước Ngọc Hà 3. Nhà máy nước Ngô Sĩ Liên 4. Nhà máy nước Lương Yên

5. Nhà máy nước Tương Mai 6. Nhà máy nước Hạ Đình 7. Nhà máy nước Mai dịch 8. Nhà máy nước Pháp Vân 9. Nhà máy nước Gia Lâm 10. Nhà máy nước Cáo Đỉnh 11. Nhà máy nước Nam Dư

12. Nhà máy nước Bắc Thăng Long – Vân trì.

4.3 Tổng quan về nhà máy nước Ngô Sỹ Liên.Khái quát chung. Khái quát chung.

Nhà máy nước Ngô Sỹ Liên nằm ở trung tâm Hà Nội, được xây dựng năm 1944 và hoàn thành năm 1945 với công suất khai thác ban đầu là 3000m3/ngđ. Đến nay do sự phát triển của dân số cũng như nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng nên nhà máy Ngô Sỹ Liên cũng ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Hiện tại sản lượng của nhà máy đạt bình quân khoảng 40.000 m3/ngđ. Với 19 giếng khoan nằm dải rác trên địa bàn rộng thuộc 5 phường: Văn Chương, Văn Miếu, Cát Linh, Khâm Thiên, Thổ Quan…

4.3.1 Cơ cấu tổ chức nhà máy.

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức nhà máy Ngô Sỹ Liên.

4.3.1 Giám đốc nhà máy

Là đại diện pháp nhân không đầy đủ, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên Nước sạch Hà Nội và Pháp luật về tổ chức, điều hành mọi hoạt động sản xuất và hạch toán của đơn vị, chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong nhà máy.

Là người điều hành cao nhất của Nhà máy, phụ trách chung, chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch sản lượng và quy định của Công ty.

Chịu trách nhiệm công tác tổ chức nhân sự, quản trị nguồn lực. Bố trí lao động ở từng vị trí, được ủy quyền của Tổng Giám đốc công ty quyết định thuyên chuyển, bổ nhiệm nhân sự nội bộ.

Giám đốc Đốc công- kỹ thuật Tổ KH Tổ KC Tổ KB Tổ KA Tổ cơ điện Phó giám đốc Tổ văn phòng

Quyết định ban hành cơ chế phân phối tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp trên cơ sở định biên của Công ty, năng suất lao động và hiệu quả công việc của từng cá nhân trong đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chủ trì các cuộc họp sơ kết sản xuất, khen thưởng, kỷ luật, đề nghị nâng lương, nâng bậc….

Đại diện đơn vị tham dự các cuộc họp của Công ty. Liên hệ với các cơ quan hữu quan, phòng ban nghiệp vụ trong Công ty nhằm phục vụ sản xuất và an ninh nhà máy.

Giải quyết nghỉ bù, nghỉ phép, nghỉ đột xuất cho các Phó Giám Đốc, Đốc công K, tổ trưởng Văn phòng, Cơ điện và công nhân nghỉ việc từ 3 ngày trở lên.

4.3.2 Phó giám đốc

Giúp việc và chịu trách nhiệm trước giám đốc nhà máy về công tác triển khai, thực hiện quy trình sản xuất nước sạch, tuân thủ các quy định về công nghệ vận hành, phòng chống lụt bão, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, an ninh trật tự.

Xây dựng và triển khai các kế hoạch sản xuất, đảm bảo an toàn cho người và máy móc thiết bị, phòng chống lụt bão, phòng cháy chữa cháy, cấp nước hè…

Chỉ đạo lập biểu mẫu thống kê theo biểu mẫu chung của Công ty về quản lý tài sản cố định, quản lý hồ sơ về trang thiết bị, tình trạng máy móc, dây chuyền công nghệ, đất đai nhà xưởng do đơn vị quản lý.

Phụ trách đốc công kĩ thuật trong công tác lập dự toán bảo dưỡng, sửa chữa, đại tu thuộc các công việc được giao.

Quan hệ với chính quyền địa phương, công an khu vực để phối hợp trong công tác bảo vệ an ninh chính trị, an toàn nhà máy, các tuyến đường ống nước thô, tuyến cáp điện thuộc nhà máy quản lý .

Kiểm tra, kí phơi nước hàng ngày báo cáo công ty.

Giải quyết nghỉ bù, nghỉ phép, nghỉ đột xuất cho Phó đốc công, tổ phó, nhân viên từ 3 ngày trở xuống.

4.3.3 Đốc công kĩ thuật

Là người giúp Giám đốc nhà máy về công tác kĩ thuật và giám sát việc thực hiện vận hành nhà máy sản xuất ra sản phẩm nước sạch. Là người được Giám đốc ủy quyền giám sát việc thực hiện mọi phương diện về kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Được đề nghị biểu dương, khen thưởng và kỷ luật tổ ca, công nhân, xác nhận và đề xuất ý kiến liên quan đến công việc mình phụ trách.

Được tham dự cuộc họp thường kỳ và bất thường của nhà máy.

Xây dựng, tham mưu, đề xuất các kế hoạch sản xuất, bảo dưỡng, phòng ngừa máy móc thiết bị, đảm bảo duy trì hiệu quả sản xuất.

Tham mưu phương án bảo dưỡng phòng ngừa, tổ chức sửa chữa các sự cố đột xuất trong quá trình sản xuất, dây chuyền công nghệ. Lập bảng biểu theo dõi máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ.

Có trách nhiệm theo dõi, giám sát các đơn vị thi công tại nhà máy, đề xuất các phương án kịp thời về kĩ thuật trong quá trình thi công, cũng như vận hành nhà máy, thiết bị.

Thiết khai lập và trình nhà máy, công ty ký duyệt, nghiệm thu các dự toán quyết toán theo kế hoạch và đột xuất.

Trực tiếp quản lý kho, lập kế hoạch lĩnh vật tư bảo dưỡng phòng ngừa và quyết toán vật tư với Công ty.

4.3.4. Tổ Cơ điện

Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng, duy tu toàn bộ hệ thống dây chuyền công nghệ nhà máy.

Xử lý các sự cố đột xuất, các công việc sửa chữa hàng ngày phục vụ nhà máy. Trực tiếp thao tác thay lắp bình Clo, nạp Clo khi hết, đảm bảo an toàn lao động và đúng quy định.

Đảm bảo vệ sinh dàn mưa, bể lắng theo đúng quy định. Tham mưu lập kế hoạch và thực hiện theo dõi, kiểm tra đầy đủ các thông số kỹ thuật Cơ – Điện, bảo dưỡng phòng ngừa theo kế hoạch định kỳ…

4.3.5 Các tổ K vận hành nhà máy

Duy trì sản xuất trong K đảm bảo hoàn thành kế hoạch và chất lượng hiệu quả cao nhất.

Duy trì vận hành dây chuyền công nghệ theo đúng quy trình, quy phạm. Tổ chức lực lượng bảo vệ toàn bộ tài sản, máy móc, thiết bị, đất đai … của nhà máy.

Duy trì đảm bảo an toàn trật tự, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão. Thực hiện nghiêm túc “Nội quy cơ quan”, “Quy chế quản lý lao động” do nhà máy và Công ty ban hành.

Thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động, tổ chức vận hành máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ theo đúng quy trình quy phạm.

Kiểm tra thường xuyên, ghi chép đầy đủ, trung thực sổ giao ca, nhật ký thiết bị theo quy định của nhà máy. Phát hiện và ghi chép đầy đủ, trung thực các sự cố của máy móc, thiết bị, tuyến cáp điện, tuyến ống nước thô, các loại van, … thuộc khu vực quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làm vệ sinh công nghệ, vệ sinh công nghiệp nhà xưởng, máy móc, thiết bị… thuộc khu vực quản lý được giao.

Triển khai các công việc đột xuất do nhà máy đièu động. Sẵn sàng triển khai công tác phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão theo yêu cầu của

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình hoạt động và cung cấp nước sinh hoạt của nhà máy ngô sỹ liên (Trang 27)