A, Phương pháp vật lý
4.5.1 Trạm bơm giếng
* Giếng: Hiện tại, Nhà máy đang quản lý và vận hành 19 giếng thô trong
đó 18 giếng hoạt động và 1 giếng đang có sự cố (H32). 4 giếng nằm trong khu vực nhà máy: H21, H27, H9, H25. Hàng tháng chỉ thực hiện dừng kiểm tra thông số kỹ thuật, vệ sinh tủ điện định kỳ theo quy định kỹ thuật và lịch vận hành của Nhà máy. Cấu trúc của một giếng khai thác nước nhà may
- Ống bao: trong một số trường hợp để khỏi bị sạt lở khi khoan giếng, người ta lồng thêm ống bao ở phần đầu của giếng dài khoảng 2-4 cm.
- Ống vách: đặt ở phần trên ống lọc có chức năng không cho đất, cát, sỏi sạt lở và bịt toàn bộ các mạch nước mặt chảy vào giếng.
- Ống lọc: đặt ở tầng chứa nước để thu nước ngầm chảy vào giếng, ngăn các hạt cát lớn, sỏi nhỏ vào giếng.
- Ống lắng: để hứng, chứa các vật liệu nhỏ mịn chui vào giếng, đảm bỏa chiều dài công tác của ống lọc.
- Nhà che giếng: đảm bảo đủ điều kiện về kích thước, độ bền để lắp đặt các thiết bị cơ điện vận hành quản lí và sửa chữa giếng.
Các thông số kĩ thuật:
- Mực nước tĩnh (Ht): là mực nước khi bơm chưa vận hành - Mực nước động (Hđ): là mực nước khi bơm đang chạy - Độ sâu khoan giếng
- Đường kính ống giếng - Lưu lượng nước giếng
- Bán kính ảnh hưởng của giếng để gây nên hiện tượng can nhiễu
Vệ sinh giếng: sau thời gian dài sử dụng cặn bám vào thành ống tùy thuộc lượng cặn bám vào thành ống mà định kỳ thổi rửa giếng, mục đích của việc thổi rửa giếng:
+ Để phục hồi lưu lượng nước và nâng cao chất lượng nước khai thác. + Đảm bảo duy trì lượng nước phổ cập vào giếng nhằm khai thác tối đa công suất bơm giếng.
* Một số hiện tượng hỏng hóc có thể gặp khi quản lý giếng:
• Nghiêng giếng, sạt giếng: Có thể do khai thác quá mức làm tầng chứa nước bị rỗng.
• Hàm lương cát trong giếng tăng lên rõ rệt: Có thể do ống lọc bị thủng hoặc nứt vỡ.
• Chất lượng nước bị xấu đi: Độ màu, độ mùi tăng, giảm độ trong, tổng độ khoáng hóa tăng…. Nguyên nhân của các hiện tượng này có thể do nguồn nước bổ cập không đủ nên nước ngầm ở xa có chất lượng nước xấu chảy về do phía trên chảy vào giếng.
• Do ngập lụt hoặc một số nguyên nhân nào đó làm cho nước có chất lượng xấu chảy vào miệng giếng, cần có biện pháp ngăn ngừa. Trường hợp cần thiết phải tiến hành khử trùng và bơm nước xả đi trong khoảng thời gian ít nhất là 24h.
• Nếu trong giếng phát hiện thấy ống lọc hoặc ống vách bị hư hỏng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đền chất lượng nước mà khắc phục không hiệu quả, cần bịt giếng lại bằng bê tông hoặc đất sét lèn chặt.
* Bơm: Được đặt trong giếng, phần phía trên bơm là phao báo cạn được
đặt trên bơm từ 1 – 1,5m mục đích để ngắt điện khi mực nước vào giếng nhỏ hơn lưu lượng bơm, khi đó sẽ ngắt điện để bảo vệ bơm. Bơm trong nhà máy sử dụng là bơm Grundfos, Pleugr, EBRARA và EMU với công suất từ 15,5KW (giếng H23) đến 75KW (giếng H22).
Bên trên giếng là van 1 chiều và van 2 chiều, van xả khí.
- Van 1 chiều có tác dụng ngăn không cho nước chảy ngược trở lại giếng khi giếng không hoạt động hoặc khi dừng giếng.
- Van 2 chiều được đặt sau van 1 chiều, van 2 chiều có tác dụng chính là điều chỉnh lưu luợng nước, tốc độ dòng chảy và bảo dưỡng van 1 chiều hoặc bơm khi có sự cố hỏng hóc.
- Van xả khí: Được đặt tại các điểm cao nhất của một đoạn ống nhất định để khí được thoát ra dễ dàng, van xả khí dùng để giảm áp lực trong đường ống do các túi khí va đập vào thành ống, chống hiện tượng xâm thực gây sự cố vỡ đường ống.