tích hình này bé hơn hình kia.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình kẻ ô vuông minh hoạ bài giảng và bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
Tính chu vi hình chữ nhật có cạnh lần lượt là: 7 cm, 5cm Nêu quy tắc tính chu vi HCN?
Hoạt động 2: Dạy học bài mới:( 13-15’)
Ví dụ 1: - Tô màu vào hình tròn và hình chữ nhật (HS chuẩn bị trước)
- GV giới thiệu: Bề mặt hình vừa được tô màu là diện tích của hình đó
- HS nhắc lại
- HCN nằm hoàn toàn trong HT đó. Ta nói diện tích HCN bé hơn diện tích HT
Ví dụ 2: Hình A gồm 5 ô vuông , hình B gồm 5 ô vuông như thế
Ta nói diện tích hình A bằng diện tích hình B - HS nhắc lại
Ví dụ 3: Hình P gồm 10 ô vuông như nhau
HS thực hành cắt hình P thành hai hình M và N So sánh diện tích hình P và hình M; N
(Diện tích hình P bằng tổng diện tích hình M và hình N)
* Kết luận: Các cách so sánh diện tích của hai hình: Cách 1: So sánh hình này nằm trọn trong hình kia Cách 2: So sánh số ô vuông
Cách 3: So sánh bằng cách ghép hình
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập: (17-19’)
Bài 1: (4-5’) - KT: Cách so sánh diện tích của hai hình (cách 1)
- HS làm sách, chữa miệng
- Câu a: sai. Câu b: đúng. Câu c: sai
Chốt: So sánh diện tích các hình bằng cách đặt hình này nằm trọn trong hình kia
Bài 2: (5-6’) - KT: Cách so sánh diện tích của hai hình(cách 2)
- HS thao tác trên đồ dùng. Làm miệng
Chốt: So sánh diện tích các hình bằng cách đếm số ô vuông bằng nhau
Bài 3: (7-8’) - KT: Cách so sánh diện tích các hình bằng cách xếp ghép hình
- HS thao tác trên đồ dùng – Nêu kết quả
Chốt: Có thể cắt hình A ghép thành hình B hoặc ngược lại
* Dự kiến sai lầm của HS.
- So sánh sai diện tích các hình
* Biện pháp khắc phục: HS quan sát kĩ hình rồi mới so sánh
Hoạt động 4: Củng cố: (3’)
Hệ thống bài. Nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
... ... ... Tiết 2 Chính tả (Nhớ-viết) CÙNG VUI CHƠI I. Mục đích yêu cầu:
- Nhớ - viết chính xác các khổ 2, 3, 4 trong bài Cùng vui chơi
- Làm đúng bài tập phân biệt các tiếng có các âm đầu dễ lẫn l/n
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ:(2-3’)
2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài (1-2’). a. Giới thiệu bài (1-2’).
- GV nêu yêu cầu của bài.
b. Hướng dẫn chính tả: (10-12’).- GV đọc bài thơ – HS đọc thầm. - GV đọc bài thơ – HS đọc thầm.
Đoạn viết có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ có mấy dòng? Mỗi dòng có mấy chữ?
Trong bài có những chữ nào viết hoa ? Vì sao?
- GV đưa từ khó : cầu giấy, quanh quanh, dẻo, rơi xuống, khoẻ
- HS phân tích tiếng khó: : quanh, dẻo, rơi xuống, khoẻ
- Học sinh đọc từ - Giáo viên xóa bảng.
- Giáo viên đọc tiếng khó - Học sinh ghi bảng con.
- GV nhận xét
* HS nhẩm lại bài thơ (2-3’)
c. HS viết bài: ( 13 – 15’)
- GV nhắc nhở trước khi viết tư thế ngồi, cách trình bày - HS nhớ - viết bài
d. Chấm, chữa : ( 5 – 7’ )
- GV đọc - HS soát lỗi, ghi số lỗi và chữa lỗi - GV chấm bài
e. Hướng dẫn làm bài tập (5-7’).
Bài tập 2a: Tìm các từ chứa tiếng có âm l/n có nghĩa… - HS đọc yêu cầu bài
- GV yêu cầu HS đọc các nghĩa, chọn từ có âm l/ n - HS làm vào vở
- GV chấm, chữa bài: ném bóng, leo núi, cầu lông
Bài tập 2b: Tìm các từ chứa tiếng có thanh hỏi / thanh ngã
- HS đọc yêu cầu bài
- GV yêu cầu HS đọc các nghĩa, chọn từ có thanh hỏi / thanh ngã
- HS làm miệng
- GV chấm, chữa bài: bóng rổ, nhảy cao, võ thuật
3. Củng cố (1-2’).
- GV nhận xét giờ học.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy :
... ...
__________________________
Tiết 3 Tự nhiên xã hội
BÀI 55 : THÚ (tiếp)
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh biết:
- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các loại thú rừng được quan sát
- Nêu được sự cần thiết của bảo vệ thú rừng. - Tô màu một số con thú rừng mà HS thích
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh một số loài thú rừng