0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIETRANS TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP (Trang 28 -28 )

doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam.

Hội nhập là một thực tế không thể tránh khỏi đặc biệt khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Các doanh nghiệp giao nhận vận tải không thể đứng ngoài thực tế đó mà phải nhập cuộc một cách chủ động nếu muốn tồn tại và phát triển. Muốn làm được điều đó, phải nhận thức đầy đủ về sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng cường “sức mạnh” của doanh nghiệp để không bị lãng quên trên thị trường giao nhận vận tải trong nước cũng như quốc tế. Bởi vì, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị trường. Cũng chính nhờ sự cạnh tranh không ngừng mà nền kinh tế thị trường vận động theo hướng ngày càng nâng cao năng suất lao động xã hội- yếu tố đảm bảo cho sự thành công của mỗi quốc gia trên

con đường phát triển. Mọi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế đều phải tự mình vận động để đứng được trong cơ chế này. Doanh nghiệp nào không thích nghi được cơ chế mới sẽ phải cầm chắc sự phá sản và theo quy luật đào thải nó sẽ bị gạt ra khỏi thị trường. Thay vào đó thị trường lại mở đường cho doanh nghiệp nào biết nắm thời cơ, biết phát huy tối đa những thế mạnh của mình và hạn chế được tối thiểu những bất lợi để giành thắng lợi trong cạnh tranh.

Cơ hội và thách thức là hai phạm trù luôn đi song song với nhau trong quá trình hội nhập. Hội nhập đã đặt ra cho doanh nghiệp giao nhận vận tải những thách thức to lớn, làm cho cuộc cạnh tranh gay gắt hơn. Sự tham gia của các doanh nghiệp giao nhận vận tải nước ngoài vào thị trường trong nước có lẽ là đối thủ cạnh tranh to lớn nhất của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam.

Hơn nữa, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam cao sẽ góp phần không nhỏ vào năng lực cạnh tranh của nền kinh tế vì nó giúp cho các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại của Việt Nam chủ động hơn trong vận chuyển đầu vào cũng như đầu ra, lưu kho, và phân phối hàng hoá. Sự phát triển của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp giao nhận vận tải như nhân lực, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, trình độ công nghệ,. cũng góp phần làm tăng lên năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Việt Nam phải sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh và không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

1.3. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam

Cạnh tranh không phải chỉ là những hành động mang tính thời điểm mà là cả một quá trình tiếp diễn không ngừng: khi các doanh nghiệp đều đua nhau để phục vụ tốt nhất khách hàng thì điều đó có nghĩa là không có giá trị gia tăng nào có thể giữ nguyên trạng để trường tồn vĩnh viễn mà phải đổi mới liên tục. Doanh nghiệp nào hài lòng với vị thế đang có trên thương trường sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu và sẽ bị đào thải với một tốc độ nhanh không thể ngờ trong một thị trường thế giới ngày càng nhiều biến động.

Xuất phát từ đặc điểm và nội dung hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp giao nhận vận tải, có thể tổng hợp các khả năng tạo ra thế không ngừng vượt trội (vượt trội đối với chính mình và so với các đối thủ) trong quá trình cạnh tranh bao gồm: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, năng lực quản lý và điều hành kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực, thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần, chất lượng dịch vụ và giá cả, v.v..

1.3.1. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

kinh doanh của doanh nghiệp đúng hướng hay sai lệch. Nếu chiến lược kinh doanh đúng hướng thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao.

Chiến lược kinh doanh bao gồm nhiều yếu tố: phương thức kinh doanh, chủng loại hàng hoá, dịch vụ, thị trường tiêu thụ, mục tiêu về tài chính, các chỉ tiêu tăng trưởng. Dưới đây là khái quát một số chiến lược quan trọng trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:

- Chiến lược phát triển thị trường mục tiêu: Việc xác định thị trường mục tiêu và chiến lược phát triển thị trường mục tiêu là rất quan trọng. Có ba cách tiếp cận thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp có thể xem xét đưa vào chiến lược. Thứ nhất, doanh nghiệp chọn một trong số các thị trường thành phần làm thị trường mục tiêu và xây dựng marketing cho thị trường này. Thứ hai, là tiếp cận thị trường trọng điểm phức tạp, doanh nghiệp chọn hai hay nhiều hơn trong các thị trường thành phần làm thị trường mục tiêu và xây dựng marketing hỗn hợp cho từng thị trường mục tiêu đã chọn. Thứ ba, cách tiếp cận thị trường mục tiêu chấp nhận được, doanh nghiệp chọn hai nhiều hơn trong số các thị trường thành phần làm thành một thị trường tương đối đồng nhất và xây dựng markerting hỗn hợp chung cho thị trường ghép.

- Chiến lược giữ vững và phát triển thị trường hiện tại: giữ vững và phát triển thị trường hiện tại xuất phát từ yêu cầu của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường phải nhằm tới các mục tiêu về lợi

nhuận và an toàn. Cơ hội trên thị trường hiện tại của doanh nghiệp thường xuất hiện khi có nhu cầu của khách hàng còn chưa được đáp ứng, hoặc đã được doanh nghiệp hay đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đáp ứng nhưng chưa tốt, hoặc khi doanh nghiệp có điều kiện và khả năng cạnh tranh để tăng thị phần trên thị trường nhờ một lợi thế chung nào đó hay do sự suy yếu của đối thủ.

- Chiến lược tiếp cận và thâm nhập thị trường mới: Một trong những mục tiêu mà doanh nghiệp cần hướng tới trong quá trình kinh doanh là tăng trưởng thường xuyên để củng cố và phát triển vị thế của mình trên thị trường. Để có thể tiếp cận và thâm nhập thị trường mới, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường mới để xác định thị trường trọng điểm của doanh nghiệp, để từ đó có biện pháp phù hợp.

- Các chiến lược marketing hỗn hợp: Chiến lược giá là một trong những chính sách quan trọng của chiến lược marketing hỗn hợp. Căn cứ để đưa ra các chiến lược về giá là: các yếu tố chi phí, những mục tiêu của doanh nghiệp, nhu cầu của thị trường, cạnh tranh trên thị trường, những điều tiết và kiểm soát của chính phủ. Dựa vào yếu tố này, doanh nghiệp có thể sẽ chọn một trong các chiến lược giá sau đây: giá cộng lãi (giá được tính bao gồm giá thành cộng với một mức lãi nhất định; giá thu hồi vốn (định giá để đạt được tỷ lệ thu hồi vốn mong muốn), giá chấp nhận giá trị (định giá dựa trên nhận thức về chất lượng hàng hoá, dịch vụ); định giá giá trị (dựa vào việc định giá thấp cho những mặt hàng chất

lượng cao); định giá lãi suất hiện hành (chủ yếu dựa vào giá của các đối thủ). Các quyết định khác trong chiến lược định giá bao gồm : định giá địa lý, chiết khấu và giảm giá, giá bán chào hàng, định giá phân biệt hoặc định giá hỗn hợp sản phẩm. Và dù có đưa ra được một chính sách giá hiệu qủa, thì cách áp dụng vẫn phải linh hoạt theo tính năng động của thị trường cạnh tranh [15].

Một chiến lược marketing hỗn hợp hữu hiệu đòi hỏi phải bao gồm các chiến lược xúc tiến thương mại. Các chiến lược xúc tiến thương mại phổ biến đòi hỏi sử dụng các công cụ truyền thông và quảng cáo khác nhau. Chiến lược này cũng góp phần nâng cao danh tiếng và thương hiệu của doanh nghiệp.

1.3.2. Quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp gắn liền với chi phí. Nếu quy mô của doanh nghiệp giao nhận vận tải lớn, chi phí quản lý và các chi phí tiện ích (điện, nước) cũng cao hơn. Nếu công việc ít thì giá dịch vụ cũng sẽ cao. Tuy nhiên, quy mô của doanh nghiệp cũng gắn liền với danh tiếng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp giao nhận vận tải có bề dày kinh nghiệm và quy mô lớn thì khách hàng cũng sẽ yên tâm tin tưởng vào dịch vụ của doanh nghiệp đó. Vấn đề đặt ra là muốn duy trì được quy mô lớn, tạo sự uy tín của doanh nghiệp thì phải đảm bảo nguồn công việc đều đặn cho doanh nghiệp. Và do đó, quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp với các yếu tố khác như chiến lược kinh doanh, năng lực quản lý và điều hành

kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin và trình độ công nghệ cũng như uy tín và sự hợp tác của doanh nghiệp với đại lý của họ.

Vị thế tài chính của một doanh nghiệp có tầm quan trọng tối cao trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp giao nhận vận tải. Quy mô doanh nghiệp lớn sẽ có ưu thế hơn về mặt tài chính. Đây cũng là một trong những yếu tố đảm bảo khả năng thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp. Khả năng nguồn tài chính mạnh thể hiện qua các tham số: lợi nhuận, dòng tiền mặt, tỷ lệ vốn vay. Doanh nghiệp có lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp đó kinh doanh hiệu quả, có thị phần lớn hoặc có hiệu quả lợi nhuận lớn trên thị trường mục tiêu, chứng tỏ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao.

1.3.3. Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh

Môi trường kinh doanh luôn ở trạng thái liên tục thay đổi và vận động không ngừng, đòi hỏi các doanh nghiệp muồn tồn tại thì phải linh hoạt thích ứng với các biến đổi đó, hoặc có khả năng dự báo để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể gặp phải. Sự phản ứng nhanh nhạy của doanh nghiệp đối với nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm tốt điều đó sẽ có cơ hội mở rộng thị phần và thu hút khách hàng về phần mình. Sự linh hoạt trong quản lý và điều hành kinh doanh sẽ góp phần không nhỏ vào nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vì nó đảm bảo duy trì chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng.

Còn quản trị là sự đương đầu với tính phức hợp- một quyết định quản trị tốt phải đạt được một mức quyết định và khả năng định hướng đúng vào các vấn đề chất lượng và tính sinh lợi của dịch vụ. Mặt khác, lãnh đạo cũng đương đầu với sự thay đổi- sự đạt tới một tầm nhìn. Việc đánh giá năng lực quản trị cần cân nhắc thực tiễn quản trị này có hiệu quả ra sao trong so sánh với các đối thủ cạnh tranh.

1.3.4. Khả năng nắm bắt thông tin

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, thông tin đóng một vai trò quan trọng. Các thông tin về thị trường, nhu cầu và tâm lý khách hàng, về giá cả, đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng đến việc ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Có đủ thông tin và xử lý đúng, kịp thời thông tin sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, mặt khác, nhờ thông tin có thể tìm và tạo ra “lợi thế so sánh” của doanh nghiệp trên thương trường để cung cấp dịch vụ mà khách hàng cần một cách kịp thời.

1.3.5. Trình độ công nghệ

Với tốc độ phát triển công nghệ hiện nay, thì việc quản lý hàng vận chuyển thông qua việc xác định vị trí của hàng hoá (tracking), việc quản lý hàng hoá trong kho bằng mã vạch (coding) giúp cho quá trình lưu kho hàng hoá dễ dàng và giao hàng nhanh chóng đã rất phổ biến ở các nước phát triển. Tuy nhiên, với trình độ công nghệ của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam thì điều này chưa được đáp ứng. Do đó, các doanh

nghiệp giao nhận chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của dịch vụ giao nhận là logistics và làm thoả mãn nhu cầu của các nhà sản xuất lớn.

1.3.6. Chất lượng nhân lực

Nhân tố con người luôn là yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ của ban lãnh đạo doanh nghiệp thể hiện qua chiến lược kinh doanh, trình độ quản lý kinh doanh và khả năng nhạy bén với thị trường giúp cho doanh nghiệp phát triển tốt. Các thành viên có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, năng động, có quan hệ tốt với bên ngoài sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ, có sự nhiệt tình tham gia công tác là một yếu tố thuận lợi giúp cho doanh nghiệp giành và giữ được khách hàng, duy trì và phát triển được thị phần của doanh nghiệp.

Đặc biệt đối với doanh nghiệp dịch vụ thì sự thân mật, sự đáp ứng kịp thời, sự nhanh chóng trong xử lý công việc, sự chuyên nghiệp trong tác phong, khả năng biểu cảm, sự nhiệt tình và giữ bình tĩnh của bộ máy nhân sự là chìa khoá cho thành công của doanh nghiệp trong cạnh tranh.

1.3.7. Uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp

Chữ tín của doanh nghiệp gắn liền với chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Nếu doanh nghiệp làm hài lòng khách hàng với chất lượng dịch vụ tốt thì sẽ nâng cao uy tín của doanh nghiệp, đảm bảo thị phần của doanh nghiệp. Nếu không đáp ứng được yêu cầu

của khách hàng một cách tốt nhất thì uy tín sẽ bị giảm sút và làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thương hiệu là tất cả những danh tính, hình dạng và biểu tượng dùng để xác định nguồn gốc của sản phẩm hay dịch vụ cung ứng bởi một doanh nghiệp và phân biệt chúng với những sản phẩm hay dịch vụ của các doanh nghiệp khác.

Chất lượng của thương hiệu thể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Thương hiệu có chất lượng là thương hiệu có danh tiếng trên thị trường khi mà sau một quá trình, doanh nghiệp đã chứng minh được dịch vụ của họ mang đến cho khách hàng một giá trị gia tăng nhất định. Thương hiệu và danh tiếng cũng là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Giá trị vô hình của thương hiệu được tạo ra từ vật chất cụ thể của dịch vụ nhưng khi thương hiệu đã giành được vị thế của nó thì chính nó sẽ là xung lực thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Tuy nhiên, dù giá trị của thương hiệu khởi đầu được xây dựng trên nền tảng của chất lượng dịch vụ nhưng nếu doanh nghiệp chỉ biết dựa vào chất lượng nói trên để khuếch trương thương hiệu thì vô hình chung doanh nghiệp đã giới hạn sức mạnh của thương hiệu. Bởi vì thương hiệu cần được nuôi dưỡng thêm bằng những hoạt động khác của doanh nghiệp để đạt tới mức giá trị vô hình cao nhất. Nếu không chất lượng của thương hiệu sẽ bị đồng nhất với chất lượng dịch vụ và không mang thêm cho thương hiệu của doanh nghiệp một giá trị gia tăng mới nào dưới con mắt

của khách hàng [16].

1.3.8. Khả năng hợp tác hữu hiệu với đại lý

Xuất phát từ đặc điểm của các doanh nghiệp giao nhận vận tải là một phần công việc của ngành giao nhận diễn ra ở nước ngoài thì lại phụ thuộc vào các đại lý của doanh nghiệp đó. Các đại lý cũng phải có năng lực thực hiện công việc giao nhận vận tải tốt. Nếu sự hợp tác giữa doanh nghiệp giao nhận và đại lý của họ tốt đẹp thì sẽ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.3.9. Thị phần doanh nghiệp và tốc độ t ăng trưởng

Thị phần của doanh nghiệp là thị trường mà doanh nghiệp chiếm được. Thị phần càng lớn thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp càng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIETRANS TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP (Trang 28 -28 )

×