III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀ
26 Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản ch
Trong đó Nguồn kinh phí Tổng số Trả công lao động Nguyên, vật liệu, năng lượng Thiết bị, máy móc Xây dựng, sửa chữa nhỏ Chi khác 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng kinh phí 3,279,916 865,680 1,770,436 320,000 180,000 143,800 Trong đó: 1 Ngân sách SNKH: 1,766,516 829,080 778,636 15,000 0 143,800 * GĐ I (7/2012- 7-2014) - Năm thứ I: 834,098 364,180 421,718 15,000 0 33,200 - Năm thứ II: 553,818 181,700 339,918 0 0 32,200 * Giai đoạn II: (07/2014- 07/2016) 378,600 283,200 17,000 0 0 78,400 2 Nguồn hợp tác của cty tư nhân 1,513,400 36,600 991,800 305,000 180,000 0
Ngày ...tháng năm 2012. Ngày ...tháng năm 2012
Chủ nhiệm Đề tài
(Họ, tên và chữ ký)
Tổ chức chủ trì Đề tài
Phụ lục 1A
Phần 1: Giới thiệu về GLOBAL GAP (GAP – Good Agricultural Practices) 1. GLOBAL GAP là gì?
• Là một tiêu chuẩn tự nguyện để chứng nhận trên toàn cầu trong lãnh vực Nông nghiệp.
• Tổ chức phi lợi nhuận FoodPLUS là đại diện pháp nhân cho ban hành chính GLOBALGAP.
• GLOBALGAP cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận bên thứ
ba.
• GLOBALGAP là tiêu chuẩn đảm bảo cho trang trại tổng hợp.
• GLOBALGAP là công cụ giữa các doanh nghiệp, không trực tiếp tới người tiêu dùng.
• Sử dụng thương hiệu và logo của GLOBALGAP theo qui định. 2. Quyền lợi của nhà sản xuất:
• Tổ chức chứng nhận và nhà sản xuất thỏa thuận với nhau việc đăng ký và chứng nhận (trong vòng 14 ngày).
• Hợp đồng dịch vụ giữa tổ chức chứng nhận và nhà sản xuất trong thời gian 3 năm.
• Những khiếu nại hoặc phàn nàn đối với tổ chức chứng nhận thông qua trang website www.globalgap.org
• Nhà sản xuất có thể áp dụng nhiều cách thức chứng nhận khác nhau ( theo phương thức 1, 2, 3, 4)
• Nhà sản xuất có thể có thể chuyển từ tổ chức chứng nhận này sang tổ chức chứng nhận khác, hoặc yêu cầu hủy bỏ hợp đồng.
• Nhà sản xuất cùng một lúc có thể chứng nhận các sản phẩm khác nhau bởi các tổ chức chứng nhận khác nhau.
• Bảo mật: GLOBALGAP (EUREPGAP) và tổ chức chứng nhận được GLOBALGAP (EUREPGAP) phê duyệt bảo mật tất cả các thông tin liên quan đến nhà sản xuất như chi tiết về sản phẩm quá trình, báo cáo đánh giá, tài liệu có liên quan (trừ trường hợp có yêu cầu pháp luật). Không thông tin nào được tiết lộ trừ khi có thỏa thuận bằng văn bản với nhà sản xuất.
3. Nghĩa vụ của nhà sản xuất:
• Nhà sản xuất đước chứng nhận theo phương thức 1 và 2 có trách nhiệm tuân thủ theo các Tiêu chí tuân thủ và Qui tắc chung.
• Nhà sản xuất đang trong tình trạng khắc phục thì không được chuyển đổi tổ
chức chứng nhận.
• Nhà sản xuất muốn thay đổi tổ chức chứng nhận phải thông báo mã số khách hàng GLOBALGAP cho tổ chức chứng nhận mới.
• Nhà sản xuất được đăng ký có trách nhiệm cung cấp thông tin cập nhật về
cho tổ chức chứng nhận.
• Nhà sản xuất phải cam kết tuân thủ các yêu cầu trong quy định chung, kể cả
chi phí.
• Khi đăng ký phải nêu rõ các vị trí và địa điểm cần chứng nhận. 4. Đăng ký:
• Thông tin tổng quát (Tên công ty, người liện hệ, địa điểm,..).
• Thông tin đăng ký nhà sản xuất ( sản phẩm, diện tích sản xuất hàng năm, cây trồng trong hay ngoài nhà kiếng, …).
• Chấp nhận đăng ký ( Ký thỏa thuận chứng nhận, được cấp số đăng ký, trả
phí theo quy định). 5. Thời gian đánh giá:
• Chỉ kiểm tra khi nhà sản xuất đăng ký xong.
• Kiểm tra lần đầu hồ sơ sản xuất phải có 3 tháng trước vụ thu hoạch (sau khi
đăng ký) hay trước khi đăng ký.
• Kiểm tra lần đầu vào vụ thu hoạch là tốt nhất, nếu kiểm tra trước hoặc sau thu hoạch thì phải có cuộc thăm viếng vào kỳ thu hoạch (có thể không báo trước).
• Kiểm tra kế tiếp: trong vòng 6 tháng trước và 3 tháng sau khi chứng nhận hết hạn (phải có sự gia hạn của Tổ chứng chứng nhận).