Phương pháp tính mật độ rầy theo công thức sau:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TRỒNG CÂY SẦU RIÊNG XEN MĂNG CỤT THEO HƯỚNG GLOBALGAP TẠI CẨM MỸ - ĐỒNG NAI (Trang 27)

Tổng số rầy phát hiện

Mật độ (con/lá) = --- X 100 Tổng số lá điều tra

17.1.2 Chuyên đề 2: Nghiên cứu phòng trừ bệnh xì mủ trên sầu riêng. * Phần 1: Khảo sát tình hình bệnh hại trên cây sầu riêng * Phần 1: Khảo sát tình hình bệnh hại trên cây sầu riêng

- Số vườn khảo sát: 45 vườn, mỗi vườn chọn ra 5 cây đại diện.

- Tiến hành phỏng vấn chủ vườn đồng thời khảo sát định kỳ mức độ gây hại của những cây đã được đánh dấu. Định kỳ là 1 tháng 1 lần (đính kèm phụ lục mẫu điều tra)

- Nội dung điều tra gồm: loại bệnh xuất hiện, thời điểm xuất hiện, giai đoạn gây hại, mức độ gây hại, biện pháp phòng trừ của nông dân, những trở ngại chính trong phòng trừ.

- Đánh giá mức độ bệnh theo phương pháp của Nguyễn Công Thuật (1997). Mức độ

gây hại được phân thành 5 cấp: Không xuất hiện.

Xuất hiện ít, lẻ tẻ (5 % diện tích thân, lá, hoa, quả)

Xuất hiện thường xuyên (6 - 25 % diện tích thân, lá, hoa, quả) Xuất hiện nhiều (26 - 50 % diện tích thân, lá, hoa, quả)

Xuất hiện rất nhiều (> 50 % diện tích thân, lá, hoa, quả) - Phương pháp điều tra:

+ Thời gian: Từ 07/2012 đến 07/2013

+ Địa điểm: Gồm 5 xã của huyện Cẩm Mỹ: Nhơn Nghĩa, Xuân Bảo, Bảo Bình, Xuân

Đường và Xuân Quế

+ Điều tra được tiến hành phỏng vấn trực tiếp nhà vườn tại các xã đã nêu trên, theo phiếu điều tra đã soạn sẵn (đính kèm phụ lục mẫu điều tra).

+ Thu thập các thông tin từ các cơ quan nông nghiệp địa phương.

* Phần 2: Thí nghiệm nghiên cứu phương pháp phòng trừ bệnh xì mủ trên cây sầu riêng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH TRỒNG CÂY SẦU RIÊNG XEN MĂNG CỤT THEO HƯỚNG GLOBALGAP TẠI CẨM MỸ - ĐỒNG NAI (Trang 27)