trình của Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long
1.1. Quy trình tham gia dự thầu cung ứng thiết bị và thi công công trìnhcủa công ty của công ty
1.1.1 Chuẩn bị Hồ sơ dự thầu
Chuẩn bị Hồ sơ dự thầu là giai đoạn quan trọng, quyết định sự thành bại và hiệu quả tham dự thầu của Công ty
* Nhận và nghiên cứu Hồ sơ mời thầu
Khi chủ đầu tư có thông báo mời thầu thì Công ty phải cử cán bộ tới tìm hiểu, mua (nhận) Hồ sơ mời thầu. Bên mời thầu sẽ cung cấp Hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu, trong đó đã ghi rõ nội dung yêu cầu nhà thầu cần đáp ứng. Sau đó, Công ty phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng Hồ sơ mời thầu. Nghiên cứu kỹ Hồ sơ mời thầu là cơ sở để lập Hồ sơ dự thầu.Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội dung sau đây:
a) Yêu cầu về mặt kỹ thuật:
Bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hoá được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần thiết khác;
b) Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại, bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
c) Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo hiểm và các yêu cầu khác.
* Phân phối công việc
Công ty cần phải giao nhiệm vụ một cách cụ thể, phân phối cho các bộ phận liên quan để hoàn thiện Hồ sơ dự thầu, tránh tình trạng chồng chéo kém hiệu quả. Việc lập Hồ sơ dự thầu chủ yếu do phòng Kinh doanh và phòng Kỹ thuật đảm nhiệm. Đồng thời, các bộ phận cũng phải hiểu rõ được yêu cầu và đề ra quy trình, thời hạn hoàn thành nhiệm vụ.
* Lập Hồ sơ dự thầu
Sau khi nghiên cứu Hồ sơ mời thầu, xác định được những yêu cầu trong Hồ sơ mời thầu thì Công ty tiến hàng lập Hồ sơ dự thầu. Những nội dung cần thiết trong Hồ sơ dự thầu:
- Nội dung về pháp lý bao gồm các giấy tờ như: đơn dự thầu theo mẫu của bên mời thầu, giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập Công ty, tài liệu giới thiệu về năng lực tài chính, số năm kinh nghiệm hoạt động, các hợp đồng đã và đang thực hiện, danh sách các cơ quan tổ chức mà Công ty từng cung ứng thiết bị tương tự…
- Nội dung về kỹ thuật: Trong nội dung này thì Công ty cần kết hợp với các nhà cung cấp thiết bị để có thể chuẩn bị các giấy tờ như khă năng đáp ứng về số lượng, chất lượng, năm sản xuất thiết bị, chứng chỉ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, xuất xứ máy móc thiết bị cung ứng, giấy uỷ quyền của nhà sản xuất…
- Nội dung về thương mại, tài chính: đưa ra giá chào thầu của Công ty, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, điều kiện lắp đặt, bảo hành, hướng dẫn sử dụng và các dịch vụ sau bán…
Hồ sơ dự thầu phải được niêm phong, trên túi túi hồ sơ ghi rõ tên gói thầu, tên dự án, tên địa chỉ nhà thầu kèm theo dòng chữ” không đựoc mở ra trước ngày …. giờ
Hồ sơ dự thầu phải được nộp trực tiếp cho bên mời thầu hoặc được gửi bằng đường bưu điện theo địa chỉ ghi trong hồ sơ mời thầu trước thời điểm đóng dấu .thời điểm đóng dấu là thời điểm được ấn định kết thúc việc nộp hồ sơ dự thầu. thời điểm này dài hay ngắn tùy thuộc vào quy mô tính phức tạp của của gói thầu nhưng phải đủ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và cho phép bên mời thầu thu nhận tối đa các hồ sơ dự thầu. Thời điểm đóng dấu cũng có thể được bên mời thầu xem xét gia hạn thêm nếu việc gia hạn đó đưa lại sự cạnh tranh lớn hơn. Bên mời thầu không nhận hồ sơ dự thầu hay bất cứ tài liệu nào, kể cả thư giảm giá, sau thời điểm đóng dấu, trừ các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Các hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu được xem là không hợp lệ và được trả lại cho nhà thầu theo nguyện trạng. Sau khi đã nộp hồ sơ dự thầu nếu muốn sửa đổi hoặc rút lại hồ sơ, nhà thầu phải gửi đề nghị bằng văn bản cho bên mời thầu trước thời điểm đóng dấu.
1.1.2. Khi dự thầu nhà thầu phải nộp
a. Nộp Hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu
Sau khi đã hoàn tất các tài liệu để lập Hồ sơ dự thầu và được phê duyệt, Công ty sẽ đóng gói Hồ sơ thầu và nộp theo đúng ngày giờ theo yêu cầu của bên mời thầu. Hồ sơ dự thầu phải được nộp trực tiếp cho bên mời thầu hoặc được gửi bằng đường bưu điện theo địa chỉ ghi trong hồ sơ mời thầu trước thời điểm đóng dấu .thời điểm đóng dấu là thời điểm được ấn định kết thúc việc nộp hồ sơ dự thầu. thời điểm này dài hay ngắn tùy thuộc vào quy mô tính phức tạp của của gói thầu nhưng phải đủ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và cho phép
thể được bên mời thầu xem xét gia hạn thêm nếu việc gia hạn đó đưa lại sự cạnh tranh lớn hơn. Bên mời thầu không nhận hồ sơ dự thầu hay bất cứ tài liệu nào, kể cả thư giảm giá, sau thời điểm đóng dấu, trừ các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Các hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu được xem là không hợp lệ và được trả lại cho nhà thầu theo nguyện trạng. Sau khi đã nộp hồ sơ dự thầu nếu muốn sửa đổi hoặc rút lại hồ sơ, nhà thầu phải gửi đề nghị bằng văn bản cho bên mời thầu trước thời điểm đóng dấu.
Khi dự thầu nhà thầu phải nộp một khỏan tiền bảo đảm dự thầu( Thể hiện dưới hình thức đặt cọc ký quỹ, bảo lãnh thầu) để bảo đảm có hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Mức bảo đảm dự thầu được xác định trên sự đánh giá hợp lý về thiệt hại mà bên mời thầu phải chịu trong trường hợp nhà thầu rútlại hồ sơ dự thầu hoặc từ chối ký hợp đồng. Tỉ lệ đặt cọc ký quỹ dự thầu do bên mời thầu quy định nhưng không quá 30 tổng giá trị ước tính của hàng hóa đấu thầu. Bảo đảm dự thầu được hoàn trả cho các nhà thầu không trúng thầu trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi công bố kết quả đấu thầu. Đối với các nhà thầu trúng thầu thì số tiền này sẽ được hoàn trả sau khi nộp bảo bỏa lãnh thực hiện hợp đồng. Bên nhận bảo lãnh cho bê dự thầu có nghĩa vụ bảo đảm dự thầu cho bên được bảo lãnh trong phạm vi giá trị tương đương với số tiền đặt cọc, ki quỹ
+Bảo đảm dự thầu sẽ không được hoàn trả nếu nhà thầu có hành vi sau đây:
-Trúng thầu nhưng không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện hợp đồng -Rút hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu
-Có sự vi phạm quy chế đấu thầu
+Bên mời thầu sẽ mời các nhà thầu tham gia mở thầu công khai nhằm đảm bảo tính công bằng trong khi đánh giá Hồ sơ dự thầu. Vào đúng ngày mở thầu,
Công ty sẽ có mặt để tham dự. Dựa vào Hồ sơ dự thầu, bên mời thầu tiến hành chấm điểm dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá chung.
+Trình tự đánh giá hồ sơ dự thầu
- Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu.
- Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây: - Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu.
b. Thương thảo và ký kết hợp đồng
Nhà thầu xây lắp, sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
+ Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
+ Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thống điểm hoặc theo tiêu chí "đạt", "không đạt";
+ Có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng;
+ Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt
Sau khi đã xem xét và đánh giá các Hồ sơ dự thầu, bên mời thầu sẽ tuyên bố công khai nhà thầu trúng thầu và thông báo cho Công ty. Khi nhận được thông báo trúng thầu, nhà thầu phải gửi cho bên mời thầu thư chấp nhận thương
hánh quá trình thương thảo, giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong nội dung của hợp đồn, đặc biệt là giá cả của hợp đồng sau khi đã có giá trúng thầu, để đi đến hoàn thiện và kí kết hợp đồng xây lắp. Nếu Công ty là đơn vị trúng thầu, hai bên sẽ chọn thời gian và địa điểm để tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng. Sau khi đã đàm phán, đi đến nhất trí tất cả các điều khoản trong hợp đồng thì hai bên tiến hành ký kết hợp đồng.
Hợp đồng được ký kết căn cứ vào các tài liệu sau đây:
+ Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
+ Quyết định phê duyệt và văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu; + Hồ sơ dự thầu và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn;
+ Hồ sơ mời thầu.
Việc ký kết hợp đồng phải bảo đảm các điều kiện sau đây: + Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực;
+ Thông tin về năng lực kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được cập nhật tại thời điểm ký hợp đồng phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Nguyên tắc xây dựng hợp đồng
+ Hợp đồng phải phù hợp với quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan.
+ Trường hợp là nhà thầu liên danh, trong hợp đồng ký với chủ đầu tư phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh.
+ Giá hợp đồng không được vượt giá trúng thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
+ Trường hợp phát sinh khối lượng công việc hoặc số lượng hàng hóa nằm ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu dẫn đến giá hợp đồng vượt giá trúng thầu thì phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Nội dung của hợp đồng
+ Đối tượng của hợp đồng. + Số lượng, khối lượng.
+ Quy cách, chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác. + Giá hợp đồng.
+ Hình thức hợp đồng.
+ Thời gian và tiến độ thực hiện.
+ Điều kiện và phương thức thanh toán. + Điều kiện nghiệm thu, bàn giao.
+ Bảo hành đối với nội dung mua sắm hàng hoá, xây lắp. + Quyền và nghĩa vụ của các bên.
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. + Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.
+ Các nội dung khác theo từng hình thức hợp đồng.
- Trứơc khi kí hợp đồng nhà thầu trúng thầu phải nộp tiền bảo lãnh thự hiện hợp đồng cho bên mời thầum để đảm bảo hàng hóa dịch vụ se đuợc cung cấp theo đúgn hợp đồng, máy móc thiết bị sẽ vận chuyển theo đúng đặc điểm kĩ thuật trong thời gian bảo hành
+ Nhà thầu trúng thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng có hiệu lực, trừ lĩnh vực đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn và hình thức tự thực hiện.
+ Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu và tối đa bằng 10% giá hợp đồng; trường hợp để phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng phải cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người có thẩm quyền cho phép.
+ Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng phải kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).
+ Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực.
Trong hợp đồng phải quy định về bảo hành. Thời hạn bảo hành, mức tiền bảo hành và các nội dung khác về bảo hành được quy định trong hợp đồng phải căn cứ theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định cụ thể về bảo hành đối với nội dung mua sắm hàng hoá trong hợp đồng
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ có hiệu lực cho đến khi các bên thực hiện xong nghĩa vụ hợp đồng, và tất nhiên, nhà thầu sẽ không nhận được lại số tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng nếu không hoàn thành các nghĩa vụ hợp đồng hoặc từ chối không thực hiện các nghĩa vụ này. Khi nộp tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng, nhà thầu sẽ được hoàn trả tiền bảo lãnh dự thầu( Nếu các bên không có thảo thuận khác)
Theo khoản 2 Điều 230 Luật thương mại năm 2005 thì việc kí kết thực hiện hợp đồng được tiến hành dựa trên:
+ Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu + Nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu
Nếu quá thời hạn được ấn định kể từ thời điểm nhận được thông báo trúng thầu mà nhà thầu trúng thầu không có thông báo chấp nhận hoặc từ chối giao kết hợp đồng, bên mời nhà thầu được xếp hạng kể tiếp đê thương thảo hợp đồng
c. Triển khai thực hiện gói thầu
Sau khi ký kết hợp đồng, Công ty nhanh chóng tiến hành triển khai thực hiện gói thầu cung ứng thiết bị theo đúng số lượng, chất lượng, kỹ thuật , tiến độ và các điều kiện khác đã nêu ra trong hợp đồng.
Chương III: Hoàn thiện pháp luật về đấu thầu xây lắp I. Nhìn nhận và đánh giá các quy định của pháp luật về đấu thầu 1.Ưu điểm
Luật Đấu thầu được ban hành đã giúp cho Nhà nước quản lý công tác đấu thầu một cách triệt để nhất. Tuy còn rất nhiều những khiếm khuyết chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và công tác đấu thầu nói riêng, nhưng Luật Đấu thầu đã phần nào hạn chế được rất nhiều những tiêu cực còn đọng lại từ khi nền kinh tế của đất nước là nền kinh tế đóng. Đó là :
Phần nào Luật Đấu thầu đã giải quyết được vấn nạn đấu thầu “khép kín”, thiếu tính cạnh tranh giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Tuy là vấn nạn trên chưa được xử lý một cách triệt để nhưng cũng đã cho thấy một những điểm đáng ghi nhớ từ khi có Luật Đấu thầu chính thức có hiệu lực.
Việt Nam là đất nước có các cơ quan phòng ban phức tạp nhất, việc mở thầu một dự án nào đó thì lại diễn ra “Có đi có lại …” khiến cho việc quản lý của nhà nước trở nên khó khăn và không có hiệu quả. Ngoài ra vấn nạn trên còn làm cho nền kinh tế đất nước đi thụt lùi so với toàn thế giới. Khó khăn trên của nhà nước trong công tác đấu thầu đã chính thức có người giải quyết mà không làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ đó là Luật Đấu thầu 2005.
2.Nhược điểm
Nền kinh tế của Việt Nam khá phức tạp do vậy việc quản lý công tác đấu thầu bằng Luật đấu thầu là chưa hoàn toàn theo sát với sự phát triển của tổng thể nên kinh tế quốc dân.
đã có rất nhiều trường hợp khiến cho nhà nước không biết cách nào giải quyết và các doanh nghiệp không biết nên theo sự hướng dẫn và tuân theo Luật nào nữa.
Việc ban hành Luật đấu thầu còn rất nhiều “kẻ hở”, tiêu biết là hiện tượng