III. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM.
2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác thẩm định.
2.1. Về phương pháp thẩm định.
Các chỉ tiêu chính trong công tác thẩm định tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn (T), khả năng trả nợ đã được chú ý sử dụng. Tuy nhiên, dể đánh giá hiệu quả của một dự án không thể tập trung vào một mặt nào đó mà phải xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy, hệ thống chỉ tiêu thẩm định tài chính dư án đầu tư phải vừa đủ, vừa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để phản ánh kết quả đầu tư đầy đủ, chính xác, toàn diện. Cán bộ thẩm dịnh cần phải thấy rõ mối liên hệ này để có cái nhìn toàn diện sâu sắc hơn về dự án.
Ngân hàng Ngoại thương chưa có một hệ số định mức tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu hiệu quả tài chính ở từng ngành từng lĩnh vực mà các chỉ tiêu này mang tính ước lệ là chủ yếu.
Sau khi xác định hệ thống chỉ tiêu cần thiết thỉ phải xây dựng cách thứctính toán các chỉ tiêu này cho phù hợp. Đây chính là vấn đề mà Ngân hàng Ngoại thương phải xem xét lại. Các chỉ tiêu thẩm định xét về mặt nội dung hầu hết được xây dựng tính toán từ các thành phần liên quan đến doanh thu và chi phí của dự án. hiệu quả của dự án là sự so sánh giữa hai kết quả trên, do đó, có xác định chính xác hai yếu tố trên trong từng trường hợp mới đánh giá đúng
hiệu quả của dự án đầu tư. Khi xác định doanh thu và chi phí cần phải nắm vững tất cả các khoản có thể phát sinh từ các loại doanh thu và chi phí chung đến tất cả các loại doanh thu và chi phí riêng có của các dự án đặc thù. Một số tính toán chi phí trong xây dựng chủ yếu dựa trên định mức của Nhà nước, trong đó có những định mức không còn phù hợp với những định mức thực tế việc đánh giá dự án mới chỉ dừng lại ở mặt tĩnh, các đánh giá về yếu tố ảnh hưởng đến dự án như lạm phát ít được tính tới.
Cũng như các ngân hàng thương mại khác, hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương là một loại hình đầu tư tài chính. Do đó, trong quá trình thẩm định Ngân hàng Ngoại thương chủ yếu tập trung vào việc xem xét khả năng trả nợ hàng năm của dự án và dừng lại ở việc tính toán nguồn trả nợ hàng năm từ lợi nhuận sau thuế và khấu hao mà ít quan tâm đến hiệu quả tài chính cuối cùng của toàn bộ dự án. Điều này chưa đúng với bản chất và mục tiêu của công tác thẩm định.
2.2. Thông tin.
Nguồn thông tin được thu thập xử dụng trong quá trình thẩm định chủ yếu dựa vào hồ sơ xin vay vốn và luận chứng kinh tế kỹ thuật do khách hàng cung cấp. Bên cạnh đó, Ngân hàng Ngoại thương cũng dựa vào những thông tin khác từ việc phỏng vấn khách hàng và khảo sát thực tế của cán bộ ngân hàng. Ngân hàng Ngoại thương cũng quan tâm cũng quan tâm từ sách, báo, tạp chí . . . thông tin từ bạn hàng của chủ đầu tư, thông tin từ trung tâm thông tin CIC của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, những thông tin này thường thay đổi thường xuyên vì vậy việc sử thông tin cũ chưa được xử lý trong quá trình thẩm định là thiếu khách quan
2.3. Về thời gian, thủ tục thẩm định.
Theo quyết định của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương thời gian thẩm định tối đa là 25 ngày, ngay sau đó phải trả lời khách hàng đồng ý cho vay hoặc từ chối. Trên thực tế thời gian thẩm định một dự án rất dài, trung bình từ 6 - 8 tháng tính từ thời điểm nhận được đơn xin thẩm định. Thời gian kéo dài như vậy sẽ làm mất đi cơ hội của nhà đầu tư.
Về thủ tục giấy tờ lên quan đến việc thẩm định còn rất phức tạp. Nhiều tờ trình mới thẩm định mới chỉ dừng lại ở hình thức thủ tục, chưa đi sâu đánh giá các khía cạnh của một dự án một cách khách quan toàn diện, chính xác.
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu về công tác thẩm định tại Ngân hàng Ngoại thương, chúng ta thấy công tác thẩm định đã đạt được những kết quả hết sức khả quan. Song vẫn tồn tại những điều bất cập đòi hỏi Ngân hàng
Ngoại thương tiếp tục đổi mới trong công tác thẩm định để nâng cao độ an toàn vốn.