Sinh khối rừng theo các điều kiệ nô nhiễm Cr giả định

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VÀ MÔ PHỎNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blume) TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẤT BỊ Ô NHIỄM KIM LOẠI Cr TẠI RỪNG NGÂP MẶN LONG THÀNH – ĐỒNG NAI (Trang 48)

Phương trình:

1

1

o c

Bi m  a dbh

Biom: là giá trị sinh khối của cây, giá trị này phụ thuộc vào độ lớn của đường kính thân cây (dbh) .

38

Hình 4.11 Sinh khối rừng theo kịch bản ô nhiễm Cr. (a) Điều kiện ô nhiễm giả định Cr = 40 ppm; (b) Điều kiện ô nhiễm giả định Cr = 250 ppm.

Kết quả mô phỏng sinh khối rừng theo 2 điều kiện ô nhiễm giả định, một chạy với điều kiện ô nhiêm Cr ở mức 40 ppm (Cr 40) và điều kiện ô nhiễm giả định thứ 2 chạy với hàm lượng Cr ở mức 250 ppm (Cr 250). Qua đó, cho thấy ở điều kiện ô nhiễm Cr 40 năng suất rừng tăng cao, sinh khối rừng cao hơn (diện tích vùng có màu da cam lớn hơn, Hình 4.11) so với điều kiện ô nhiễm Cr 250. Điều kiện ô nhiễm Cr 40 rừng phát triển nhanh qua các năm, tăng nhanh sinh khối rừng (diện tích vùng màu da cam ngày cành mở rộng). Trong khi đó ở điều kiện ô nhiễm Cr 250, giá trị sinh khối rừng tăng dần nhưng sự tăng sinh khối rừng ở đây rất chậm. Điều đó càng khẳng định thêm hàm lượng Cr trong đất gây ảnh hưởng lên sự phát triển của rừng, làm giảm độ giàu sinh khối rừng nếu hàm lượng Cr trong đất tăng cao.

Tóm lại, các yếu tố môi trường (ô nhiễm Cr trong đất, mật độ cây, độ tuổi của cây) có sự ảnh hưởng lớn lên sự sinh trưởng, phát triển của cây Đước. Giữa các yếu tố môi trường và sự sinh trưởng của thực vật có sự tương quan chặt với nhau. Khi hàm lượng Cr tích lũy trong đất cao, tốc độ sinh trưởng cây Đước giảm sút, cây Đước phát triển kém hơn so với khi hàm lượng Cr tích lũy trong đất thấp, đường kính thân bé hơn, sinh khối rừng thấp hơn (Hình 4.11).

39

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Sự tích lũy hàm lượng Cr trong đất giảm dần dọc theo chiều dài kể từ địa điểm đầu tiên. Càng xa vị trí tiếp xúc với nguồn thải thì hàm lượng Cr tích lũy trong đất càng giảm.

Hàm lượng Cr trong đất có ảnh hưởng lớn lên tốc độ sinh trưởng của thực vật. Sự tích lũy hàm lượng Cr lớn trong đất sẽ gây ra sự kiềm chế tốc độ sinh trưởng của thực vật, làm cây kém phát triển.

Mật độ cây trong ô đo ảnh hưởng lên tốc độ sinh trưởng của thực vật. Mật độ cây cùng với hàm lượng Cr trong đất gây ra sự tác động kép lên sự phát triển của thực vật. Mật độ cây cao, cùng với hàm lượng Cr trong đất cao sẽ kiềm chế sự phát triển của cây, làm giảm kích thước đường kính thân cây. Ngược lại, cây sẽ phát triển nhanh, sinh khối lớn.

Kết quả khi chạy mô hình ở hai điều kiện ô nhiễm Cr giả định trong đất lần lượt với hai nồng độ 40 ppm và 250 ppm. Cho thấy, cây rừng phát triển tốt ở điều kiện ô nhiễm đầu tiên Cr 40, đường kính thân lớn, qua đó sinh khối rừng cũng ngày càng tăng nhanh. So với điều kiện ô nhiễm Cr 250, cây rừng bắt đầu phát triển chậm lại, tổng sinh khối rừng cũng không lớn sau thời gian chạy mô hình là 120 năm.

5.2. Đề nghị

Hiện nay, đề tài mới mô phỏng được quá trình sinh trưởng của cây Đước, đây mới chỉ là một giai đoạn trong sự sinh trưởng và phát triển của cây Đước. Vì vậy, nên tiếp tục phát triển mô hình với các giai đoạn phát tán hạt mầm, cây con trồng thêm vào và giai đoạn chết của cây Đước, để mô hình càng được hoàn thiện.

Tiếp tục mô phỏng sự sinh trưởng của cây Đước dưới sự ảnh hưởng của các chất ô nhiễm môi trường khác (ô nhiễm hữu cơ, các kim loại Pb, Cu, Cd….).

Hệ sinh thái rừng ngập mặn là một hệ sinh thái với sự đa dạng về các thành phần loài cây ngập mặn. Sử dụng mô hình để mô phỏng sinh trưởng dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (độ mặn, ô nhiễm môi trường…) cho các loài cây khác trong hệ sinh thái rừng ngập mặn (Chà là, Mắm, Sú, Bần….).

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Báo cáo tóm tắt: “Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014”. Ủy ban nhân dân huyện Long Thành. 2. Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

năm 2013. Sở Tài nguyên – Môi trường Đồng Nai.

3. Báo cáo tổng hợp quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2013. Sở Tài nguyên – Môi trường Đồng Nai.

4. Huỳnh Thị Minh Hằng, Nguyễn Hoàng Anh - "Thử nghiệm sử dụng chỉ thị thực vật theo dõi biến động nền đat khu vực Cần Giờ thông qua tài liệu Viễn thám ". Tạp chí Phát Triển Khoa Học và Công Nghệ, ĐHQG HCM, 12/2002.

5. Nguyễn Duy Toàn. 2004. Báo cáo Đề tài Nghiên cứu Khoa học. Nghiên cứu tạo giống và trồng một số loại cây rừng ngập mặn huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa.

6. Nguyễn Hoàng Anh. 2011. Báo cáo kết quả đề tài cấp bộ. Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo diễn biến rừng ngập mặn huyện Cần Giờ dưới tác động của các yếu tố môi trường. Đại học Quốc gia TP.HCM, Viện Môi trường và Tài nguyên, 66 trang.

7. Nguyễn Hoàng Anh. 2007. Nghiên cứu ảnh hưởng của biến động địa hình nhân tạo đến hệ thống rừng ngập mặn phục vụ quy hoạch khai thác bền vững vùng đất ngập nước ven biển – vùng thử nghiệm huyện Cần Giờ TP.HCM. Luận văn Thạc sỹ Sử dụng và Bảo vệ Tài nguyên Môi trường. Đại học Quốc gia TP.HCM, Viện Môi trường và Tài Nguyên.

8. Phan Nguyên Hồng, Phạm Thị Sản, Nguyễn Hoàng Trí, Trần Văn Ba, 1995.

Rừng ngập mặn của chúng ta. Nhà xuất bản giáo duc, 44 trang.

9. Phan Nguyên Hồng, 1991. Thảm thực vật Rừng ngập mặn Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Sinh học. ĐHSP Hà Nội I, 336 trang.

10.Trần Trung Thành, Hồ Đắc Thái Hoàng, Phạm Hồng Thái. 2010. Hiện trạng và các yếu tố sinh thái tác động đến hệ sinh thái rừng ngập mặn tại cửa sông Gianh, tỉnh Quảng Bình. Tạp chí kinh tế sinh thái, 36: 37 – 48.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

11.Arun K. Shanker, Carlos Cervantes, Herminia Loza-Tavera, S. Avudainayagam. 2005. Chromium toxicity in plants. ELSEVIER, Environment International 31: 739– 753.

12.FAO. 1994. Mangrove forest management guidelines. FAO Forestry department. 353p.

13.Mohamed, K.TT and P.V. Rao. 1971. Estuarine phase in the life history of the commerica prawns of the West Coast of Indian. J. Mar. Biol. Assoc. Indian.161p.

14.Peter Saenger. 2002. Mangrove Ecology, Silviculture and Conservation. Kluwer Academic Publishers, Dordrecht.

41

15.Ronghua Chen and Robert R. Twilley. 1998. A gap dynamic model of mangrove forest development along gradients of soil salinity and nutrient resources. Journal of Ecology 86: 37 – 51.

16.Skeffington RA, Shewry PR, Petersen PJ. 1976. Chromium uptake and transport in barley seedlings Hordeum vulgare. Planta 132: 209 – 214.

17.Spalding, M. D., Blasco, F. and Field, C. 1997. World Mangrove Atlas. The Internationl Society for Mangrove Ecosystems. Okinawa. Japan. 178p.

TÀI LIỆU INTERNET

18.http://dongnai.vncgarden.com/dhia-ly---dia-danh-dhong-nai/rrung-ngap-man- huyen-long-thanh---nhon-trach

PHỤ LỤC

Bảng 1. Giá trị độ mặn và pH đo ở mỗi vị trí

Vị trí Độ mặn (‰) pH DN1 2.13 7.57 DN2 2.27 7.98 SV1 2.3 8.06 SV2 2.2 8.09 SV3 2.17 8.01 SV4 2.17 7.84

Bảng 2. Giá trị hàm lượng Cr tích lũy trong đất

STT VỊ TRÍ TẦNG MẶT (ppm) TẦNG DƯỚI (ppm) 1 DN1 241.00 192.00 2 DN2 104.00 105.00 3 SV1 54.46 35.34 4 SV2 41.60 45.73 5 SV3 45.06 39.69 6 SV4 42.82 32.73

Bảng 3. Kết quả đo cây con

STT Vị trí Mật độ (cây) Chiều cao (cm) Đường kính (mm) 1 DN1 53 92.13 8.70 2 DN2 44 86.30 8.27 3 SV1 49 79.61 8.59 4 SV2 40 68.33 7.33 5 SV3 40 56.70 7.75 6 SV4 42 62.31 7.55

Bảng 4. Kết quả đo cây lớn STT Vị trí Mật độ (cây) Chiều Cao (m) Đường kính (cm) 1 DN1 19 17.16 20.04 2 DN2 25 16.62 13.67 3 SV1 21 16.96 17.95 4 SV2 16 17.46 25.43 5 SV3 17 15.65 23.52 6 SV4 16 16.34 22.48

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VÀ MÔ PHỎNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blume) TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẤT BỊ Ô NHIỄM KIM LOẠI Cr TẠI RỪNG NGÂP MẶN LONG THÀNH – ĐỒNG NAI (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)