Đường kính theo điều kiệ nô nhiễm Cr giả định

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VÀ MÔ PHỎNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blume) TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẤT BỊ Ô NHIỄM KIM LOẠI Cr TẠI RỪNG NGÂP MẶN LONG THÀNH – ĐỒNG NAI (Trang 45)

Hình 4.6 Đồ thị mô phỏng ảnh hưởng của các điều kiện ô nhiễm Cr giả định lên đường kính thân cây theo thời gian tại vị trí DN1.

Thời gian (năm)

Đư ờng k ính (c m ) D tại Cr = 40 D tại Cr = 250

35

Hình 4.7 Đồ thị mô phỏng ảnh hưởng của các điều kiện ô nhiễm Cr giả định lên đường kính thân cây theo thời gian tại vị trí DN2.

Hình 4.8 Đồ thị mô phỏng ảnh hưởng của các điều kiện ô nhiễm Cr giả định lên đường kính thân cây theo thời gian tại vị trí SV1.

Thời gian (năm) Thời gian (năm)

Đư ờng k ính (c m ) Đư ờng k ính (c m ) D tại Cr = 40 D tại Cr = 40 D tại Cr = 250 D tại Cr = 250

36

Hình 4.9 Đồ thị mô phỏng ảnh hưởng của các điều kiện ô nhiễm Cr giả định lên đường kính thân cây theo thời gian tại vị trí SV2.

Hình 4.10 Đồ thị mô phỏng ảnh hưởng của các điều kiện ô nhiễm Cr giả định lên đường kính thân cây theo thời gian tại vị trí SV3 và SV4.

Qua các biểu đồ trên, cho thấy sự hàm lượng Cr trong đất có sự ảnh hưởng lớn lên sự phát triển đường kính thân cây. Hàm lượng Cr trong đất càng cao sự phát triển đường kính thân cây chậm dần. Trong các biểu đồ trên, điều kiện ô nhiễm Cr trong đất được chạy với hai điều kiện ô nhiễm giả định cho tất cả các địa điểm lấy mẫu. Điều

Thời gian (năm) Thời gian (năm)

Đư ờng k ính (c m ) Đ ườ ng k ính (c m ) D tại Cr = 40 D tại Cr = 40 D tại Cr = 250 D tại Cr = 250

37

kiện ô nhễm giả định thứ nhất được chạy với hàm lượng Cr trong đất là 40 ppm và điều kiện ô nhiễm giả định thứ 2 chạy với hàm lượng Cr trong đất là 250 ppm với thời gian cho sự mô phỏng là 120 năm. Qua các kết quả chạy mô phỏng ở các biểu đồ trên, cho thấy ở điều kiện giả định chạy với hàm lượng Cr 40 ppm ở tất cả các vị trí lấy mẫu, sự phát triển của đường kính thân phát triển tuân theo một đường cong, và trong khoảng thời gian từ 0 – 60 năm là khoảng thời gian cây phát triển nhanh nhất, sau khoảng đó đường kính thân bắt đầu phát triển chậm dần, và khi đến giai đoạn khoảng 120 năm thì đường kính thân cây ở tất cả các địa điểm đều đạt từ 60 – 70 cm. Ở điều kiện giả định thứ 2 chạy với hàm lượng Cr trong đất 250 ppm, đường kính thân cây phát triển chậm hơn rất nhiều so với điều kiện ô nhiễm giả định thứ nhất chạy với hàm lượng Cr 40 ppm trong tất cả các giai đoạn. Trừ giai đoạn đầu tiên trong khoảng hơn 10 năm đầu cả hai mức ô nhiễm giả định sự phát triển cảu cây Đước như nhau (do ở trong quá trình mô phỏng này chúng tôi giả định sự ô nhiễm môi trường là bắt đầu từ năm 2000, trong khi ở các vị trí lấy mẫu, cây Đước được trồng lại trước năm 2000) . Ở điều kiện ô nhiễm giả định Cr 250 sau khoảng 120 năm thì đường kính thân cây là thấp đạt dưới 50 cm, thấp hơn rất nhiều so với điều kiện ô nhiễm giả định Cr 40.

Tại các vị trí lấy mẫu, hàm lượng Cr trong đất cao nhất tại vị trí DN1 (241 ppm), DN2 (104 ppm) cao hơn nhiều so với các vị trí lấy mẫu khác từ SV1 đến SV4 (khoảng trên 40 ppm). Qua các biểu đồ trên, cho thấy ở vị trí DN1 đường kính thân cây thấp nhất so với các vị trí còn lại sau thời gian phát triển 120 năm nếu như mức hàm lượng Cr trong đất không giảm và ở mức xấp xỉ là 250 ppm giống như ở điều kiện ô nhiễm giả định Cr 250, đường kính thân dưới 50 cm. Ngược lại, tại các vị trí khác có hàm lượng Cr đo được thực tế chỉ trên mức 40 ppm, sẽ có được đường kính lớn hơn so với DN1 và ở khoảng gần 70 cm sau 120 năm phát triển giống như ở điều kiện ô nhiễm giả định Cr 40.

Hàm lượng Cr trong đất có sự ảnh hưởng lớn lên sự phát triển của thực vật, hàm lượng Cr trong đất cao sẽ kiềm chế sự phát triển của cây, làm cho đường kính thân cây bé hơn so với mức phát triển bình thường. Điều này đã được chứng minh bởi Hauschild. M.Z. (1993): “ Cây lúa mạch khi tiếp xúc với Cr(VI) ở nồng độ 50 ppm thì cây vẫn sống nhưng có sự thay đổi ở bên ngoài; hơn nữa tiếp xúc ở nồng độ 100 ppm gây ra sự thay đổi mạnh sau 2 ngày, và sau 7 – 10 ngày tất cả các cây lúa mạch chết. Triệu chứng ngộ độc gây ra bởi Cr(VI) là mạnh hơn so với gây ra bởi Cr(III), và xuất hiện sớm hơn và ở nồng độ thấp”.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VÀ MÔ PHỎNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blume) TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẤT BỊ Ô NHIỄM KIM LOẠI Cr TẠI RỪNG NGÂP MẶN LONG THÀNH – ĐỒNG NAI (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)