Bảng 2.2: Bảng cân đói kế toán rút gọn của công ty TNHH Marksys Việt Năm 2012- 2014
(Đơn vị: đồng)
(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài chính của công ty)
- Tổng tài sản của công ty đang tăng dần qua các năm. Năm 2013 tăng 6.73% so với năm 2012. Năm 2014 tăng 9.51% so với năm 2013. Điều này cho thấy quy mô của công ty đang tăng dần. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân tăng dần của tổng tài sản và nguồn vốn, ta cần đi sâu phân tích sự biến động của từng khoản mục tài sản và nguồn vốn
- Về tài sản:
Tổng tài sản của doanh nghiệp đã tăng lên cả về quy mô và tốc độ. Chứng tỏ công ty đang có xu hướng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2012 - 2014. Năm 2012 quy mô tổng tài sản là 8.496.054.488 đồng, năm 2013 là 9.067.544.308 đồng, tăng 571.489.820 đồng tương ứng với 6.73% so với năm 2012. Năm 2014 tiếp tục tăng lên đến 9.930.261.183 đồng, tăng 9.51% so với năm 2013. Sự tăng trưởng dần này cho thấy công ty đang trên đà phát triển. Cụ thể ta thấy:
+ Tổng tài sản ngắn hạn năm 2013 tăng 8.58% so với năm 2012, năm 2014 tăng 10.52% so với năm 2013. Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là hàng tồn kho lần lượt qua các năm 2012-2014 là 81.30%, 89.99%, 90.42% trong tổng tài sản. Sở dĩ công ty có hàng tồn kho cao như vậy là do những năm gần đây hoạt động sản xuất của công ty không còn mang lại hiệu quả cao như trước. Do đó, công ty chú trọng vào lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu hương liệu và sản phẩm không gian tinh dầu về phân phối. Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là các khoản phải thu ngắn hạn. Năm 2012 công ty không có khoản phải thu ngắn hạn, năm 2013, 2014 khoản phải thu ngắn hạn của công ty lần lượt là 184.117.410 đồng, 170.517.416 đồng chiếm tỷ trọng 2.03%, 1.72% trong tổng tài sản. Do khách hàng của công ty chủ yếu là các kênh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, karaoke nên có ít nợ đọng và do công ty quản trị tốt các khoản phải thu. Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty giảm mạnh từ năm 2012 đến năm 2013 là 737.571.130 đồng, từ năm 2013 đến năm 2014 giảm 128.095.693 đồng do công ty muốn hạn chế khoản tiền nhàn rỗi, tối đa hóa đầu tư nhưng vẫn đảm bảo khả năng toán.
+ Tài sản dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và trong tổng tài sản của công ty : Cụ thể từ năm 2012 đến năm 2014 lần lượt là 4.10%, 2.43%, 1.54%. tỷ trọng này có xu
hướng giảm dần từ năm 2012 đến năm 2014 do hiệu quả sản xuất không mong đợi nên công ty tập trung vào nhập khẩu và phân phối hương liệu không đầu tư vào máy móc thiết bị cho sản xuất.
Bảng 2.3: Bảng chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty TNHH Marksys Việt Nam
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh)
NHẬN XÉT:
Nhận xét về khả năng thanh toán:
- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: là chỉ số đo lường khả năng DN đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Ta thấy chỉ số này tăng từ năm 2012 đến năm 2013 từ 3.008 lần lên 4.003 lần tăng 33.05%, từ năm 2013 đến năm 2014 tăng 1.51% lên 4.063 lần, cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tốt
- Khả năng thanh toán nhanh: chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Từ năm 2012 đến năm 2014 khả năng thanh toán nhanh của công ty thấp lần lượt là 0.458 lần, 0.311 lần, 0.314 lần do lượng hàng tồn kho lớn.
Nhận xét về công tác quản lý hàng tồn kho và công tác thu hồi công nợ
- Chỉ số vòng quay các khoản phải thu: Chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà DN áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy DN được khách hàng trả nợ càng nhanh. Chỉ số này khá cao và năm 2012 công ty không có các khoản phải thu, chứng tỏ công ty có chính sách quản lí tốt các khoản phải thu
- Chỉ số vòng quay hàng tồn kho: chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy DN bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong DN. Nhận thấy chỉ số này nhìn chung thấp.
Nhận xét về khả năng sinh lợi:
- Chỉ số ROS: Nếu chỉ số này tăng, chứng tỏ khách hàng chấp nhận mua giá cao, hoặc cấp quản lý kiểm soát chi phối tốt hoặc cả hai.
Nếu tỷ lệ này giảm có thể báo hiệu chi phí đang vượt tầm kiểm soat của cấp quản lý, hoặc công ty đó đang phải chiết khấu để bán sản phẩm hay dịch vụ của mình.
-Chỉ số ROA: Thể hiện hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
-Chỉ số ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của các cổ đông, cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư.
=>Nhìn chung tỉ suất sinh lợi tăng nhẹ từ năm 2012-2014. Chịu ảnh hưởng của nền kinh tế tác động nhưng DN vẫn có mức tăng trưởng dương cũng là điều khá khả quan cho DN
Ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là kinh doanh hóa chất, hương liệu các loại, vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu vốn, do vậy nhu cầu về vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh là rất lớn. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu quan trọng làm căn cứ đánh giá, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp.
Để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong thời gian qua, ta xem xét phân tích dưới đây:
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản lưu động (Tài sản ngắn hạn)
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty các năm 2012-2014
Qua bảng trên ta thấy vốn lưu động của công ty tăng dần từ năm 2012-2014 và tăng nhẹ. Do đặc điểm kinh doanh nên tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng vốn lưu động chiếm một tỷ lệ rất nhỏ( năm 2012: 0%; năm 2013: 2,08%; năm 2014: 1,74%). Giá trị các khoản phải thu thay đổi qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, không đáng kể trong tổng vốn lưu động. Điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ của công ty khá tốt. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp như hiện nay, Công ty cần có giải pháp hỗ trợ bạn hàng trong việc dãn nợ để tạo quan hệ tốt với khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới sẽ làm cho doanh số công ty tăng lên.
Ta thể thấy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động là hàng tồn kho qua các năm vẫn tiếp tục tăng. Điều này cho thấy hàng hoá bị ứ đọng nhiều và trong thời gian dài. Lượng tồn kho năm 2012 là 6 907 triệu đồng, năm 2013 là 8 160 triệu
liệu, mặt hàng tồn kho thuộc các chủng loại hàng luân chuyển bình thường. Mặc dù hàng tồn kho vẫn luân chuyển bình thường nhưng do thị trường cạnh tranh, nhiều công ty kinh doanh cùng ngành mới thành lập nên doanh số bán không như mong đợi và hàng tồn kho gia tăng.
Do đặc thù ngành kinh doanh nên dự trữ hàng tồn kho là tất yếu, tuy nhiên với lượng hàng tồn kho quá cao như trên, trong khi phải vay vốn để đáp ứng nhu cầu dự trữ hàng thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro bất lợi cho doanh nghiệp. Với doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành thì dự trữ hàng tồn kho trên vẫn tương đối cao, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung
Tiền và tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động, giảm dần theo nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, ta xem xét bảng số liệu dưới đây:
* Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Căn cứ vào số vòng quay vốn lưu động và số ngày một vòng quay ta có thể đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này cho ta biết việc sử dụng vốn có tiết kiệm, hiệu quả hợp lý hay không.
Qua bảng 2.5 ta thấy vòng quay vốn lưu động tăng dần tương ứng với số ngày một vòng quay cũng tăng dần qua năm 2012,2013,2014. Tuy nhiên vòng quay vốn lưu động trong 3 năm của công ty ở mức thấp dẫn đến thời gian lưu chuyển vốn dài (một đồng vốn lưu động bỏ ra trung bình năm 2012 mất 237 ngày để thu hồi, sang
được cải thiện hơn theo từng năm cho thấy vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn so với các năm trước, đã tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh (doanh thu và lợi nhuận đều tăng)
* Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty phản ánh rõ việc sử dụng vốn của công ty trong 3 năm 2012-2014 là chưa thật hiệu quả, để tạo ra 1 đồng doanh thu cần lần lượt là 0,658; 0,431 và 0,633 đồng lợi nhuận. Năm 2014 hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã cải thiện hơn các năm trước (0,633). Hệ số này giảm cho thấy công ty cần ít vốn lưu động hơn để tạo ra 01 đồng doanh thu.
Biểu đồ 2.3: Sự thay đổi của các chỉ tiêu Hệ số đảm nhiệm VLĐ và Hệ số sinh lời VLĐ các năm từ 2012-2014
* Mức sinh lời của vốn lưu động: Năm 2012 mức sinh lời này là 8% tức là 100 đồng vốn lưu động đưa vào kinh doanh chỉ tạo ra được 8 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy tỷ lệ này chỉ ở mức trung bình. Sang năm 2013, 2014 kết quả kinh doanh khả quan hơn. Mức sinh lời của vốn lưu động tăng lần lượt lên 9,1% và 11,5%
Như vậy, trong 3 năm 2012-2014 việc sử dụng vốn lưu động của công ty chưa mang lại hiệu quả kinh doanh cao, vốn bị sử dụng lãng phí, ứ đọng. Nguyên nhân chủ yếu do công tác quản lý và tiêu thụ hàng tồn kho chưa tốt. Dự trữ hàng tồn kho đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại là tất yếu nhưng công ty cần xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường, đặc biệt phải dự báo và có tầm nhìn chiến lược về biến động của thị trường thép thế giới cũng như thị trường hóa chất trong nước để đưa ra mức dự trữ hợp lý, cần thiết tận dụng tốt thời cơ kinh doanh, tránh ứ đọng vốn không cần thiết.
2.3.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong kết cấu vốn kinh doanh của công ty. Quy mô vốn cố định quyết định trình độ trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Là doanh nghiệp kinh doanh, vốn cố định chiếm tỷ trọng nhỏ hơn vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh. Để phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định qua các năm ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản dài hạn các năm 2012-2014
Nhìn vào bảng 2.6 ta nhận thấy: Công ty không có khoản thu dài hạn. điều này cho thấy khả năng quản trị và thu hồi công nợ của công ty khá tốt. Vốn được sử dụng hợp lý hơn. Tuy nhiên tài sản cố định lại giảm dần theo từng năm cho thấy công ty đang cân nhắc có nên mở rộng quy mô sản xuất hay tập trung vào kinh doanh phân phối hương liệu.
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty các năm 2012-2014
Hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng dần trong 3 năm 2012-2014. Năm 2012, 1 đồng vốn cố định hàng năm bình quân tạo ra 35,58 đồng doanh thu thì năm 2013,2014 tạo ra được 63,16 và 101,24 đồng doanh thu. Hệ số này khá cao do vốn cố định của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ hơn vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh. Xét về xu hướng biến động, hiệu suất sử dụng vốn cố định có chiều hướng tăng trong năm 2014, điều này cho thấy năng lực và chất lượng vốn cố định đang được cải thiện dần.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng dẫn đến mức sinh lời của vốn cố định tăng. Chỉ tiêu này trong 3 năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là: 1,87; 3,64; 7,37. Mặc dù vậy, mức sinh lời này chưa thật cao do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận vẫn thấp
hơn do với tốc độ tăng của vốn cố định. Mức sinh lời của tài sản cố định cũng biến động tương ứng với mức sinh lời của vốn cố định. . Nguyên nhân hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tăng là do trong năm 2013, 2014 số tài sản cố định của công ty phát huy hết hiệu suất của tài sản. Ngoài ra, do công ty có đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp nên doanh số tăng và tối đa hóa sử dụng máy móc sản xuất hàng hóa. Trong những năm tới công ty sẽ tiếp tục đào tạo và tuyển dụng những nhân viên có tố chất giúp hoạt động kinh doanh của công ty đi lên và cần mua thêm một số máy móc thiết bị hiện đại giúp cho việc sản xuất phát triển.
2.3.2.4. Hiệu quả sử dụng tổng thể vốn kinh doanh
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty các năm 2012-2014
Vòng quay vốn kinh doanh năm 2014 đạt 1,55vòng, tăng 0,02 vòng so với năm 2013, chỉ tiêu này cho thấy trong năm 2014 một đồng vốn đưa vào kinh doanh tạo ra 1.55 đồng doanh thu. Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2014 tốt
hơn so với năm 2012,2013. Nguyên nhân do doanh thu tăng trong năm 2014 đồng thời tốc độ tăng trưởng của doanh thu cao hơn so với tốc độ tăng của vốn kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này của công ty năm 2012-2014 ở mức rất thấp, một đồng doanh thu thuần chỉ tạo ra 0,05; 0,06; 0,07 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này tăng nhẹ do kết quả kinh doanh năm tăng lên, đồng thời tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Doanh thu tăng , kết hợp với việc giảm chi phí mua vào, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng trực tiếp làm tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu. Mặc dù hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh năm 2014 tốt hơn so với các năm trước nhưng chưa thật cao so với mức trung bình ngành.