Trong đời sống

Một phần của tài liệu Luận văn Laser và ứng dụng (Bộ môn vật lý trường đại học hồng đức) (Trang 35)

Ngày nay trong các buổi trình diễn nghệ thuật, thể thao trong công viên nước, vũ trường, … không thể thiếu những ánh sáng kỳ diệu nhiều mầu sắc, xanh đỏ, hồng vàng,…của laser.

Laser được ứng dụng để đọc đĩa CD và DVD

Các đĩa CD (đĩa compact) và DVD (Digital versatile Disc, đĩa số hóa đa dạng) là một hệ quang học lưu giữ thông tin. Người ta dùng một chùm laser để ghi thông tin lên một màng mỏng rất nhạy cảm. Với ánh sáng của đĩa, thông tin được mã hóa bởi các lỗ nhỏ trên đĩa. Để khắc phục những lỗ nhỏ này đường kính của chùm tia laser cũng phải nhỏ bằng 1µm. Chúng được khắc

theo rãnh hình xoắn trôn ốc có thể dài đến 5km. Đầu đọc là một chùm laser hồng ngoại, khi ánh sáng laser chiếu vào một lỗ, một phần đi vào tới tận đáy lỗ và bị đáy này phản xạ, trong khi phần còn lại bị bề mặt xung quanh lỗ phản xạ. Khi hai sóng ánh sáng kết hợp với nhau, chúng có thể cùng pha hoặc ngược pha làm cường độ tăng hoặc giảm. Nếu ánh sáng tới không gặp lỗ sẽ không thay đổi cường độ. Sự thay đổi hay không thay đổi cường độ của chùm tia laser sẽ được một detector trong đầu CD đọc và được chuyển hóa thành các chuỗi số 0 và 1, phản ánh mã nhị phân được ghi trên đĩa. Thông tin sẽ được tái tạo lại hoàn hảo như các âm thanh và hình ảnh.

CHƯƠNG 4: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG LASER1. Phân loại độ an toàn của tia laser 1. Phân loại độ an toàn của tia laser

Laser với cường độ thấp chỉ vài milimet cũng có thể nguy hiểm với mắt người tại bước sóng mà giác mạc mắt và thủy tinh có thể tập trung tốt nhờ tính đồng nhất và sự định hướng cao của laser một công suất năng lượng lớn có thể tập trung vào một điểm cực nhỏ trên võng mạc. Kết quả là một vết cháy tập trung phá hủy các tế bào mắt vĩnh viễn trong vài giây thậm chí có thể nhanh hơn. Độ an toàn của laser được xếp từ I đến IV. Với độ I, tia laser tương đối an toàn, với độ IV thậm chí chùm tia laser phân kì có thể làm hỏng mắt hay bỏng da. Các sản phẩm laser cho đồ dân dụng như máy chơi CD và bút laser dùng trong lớp học được xếp hạng an toàn từ I, II hay III.

Sau đây là chuẩn ANSI Z136 về độ an toàn của laser của viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ.

- Laser loại I: Được xem là an toàn, dựa trên những hiểu biết hiện nay dưới bất kì độ phơi sáng nào vốn có trong thiết kế của sản phẩm các dụng cụ công suất thấp (0,4 mW tại bước sóng khả kiến) sử dụng laser thuộc loại này bao gồm các máy in laser, máy hát CD và thiết bị trắc địa.

- Laser loại IA: là thiết bị chuyên dùng cho các laser không có khuynh hướng nhìn, ví dụ như máy quét laser mã vạch ở siêu thị. Được phép có công

suất cao hơn laser loại I (không quá 4mW) nhưng không được vượt quá giới hạn loại I trong khoảng thời gian phát xạ hơn quá 1000s.

- Laser loại II: là các laser công suất thấp phát ra một chùm tia nhìn thấy. Độ sáng của chùm tia dựa trên cơ sở ngăn cản việc nhìn chằm chằm vào chùm tia trong một thời gian đủ lâu để làm cho mắt bị hỏng. Những loại laser này bị giới hạn công suất phát dưới 1mW, thấp hơn độ phơi sáng lớn nhất được cho phép đối với sự phơi sáng nhất thời 0,25s hoặc ít hơn. Phản ứng khó chịu tự nhiên đối với ánh sáng khả kiến có độ sáng này giúp bảo vệ mắt khỏi bị phá hủy nhưng bất cứ sự cố ý nhìn quá thời gian nào cũng sẽ đều dẫn tới hỏng mắt. Một số ví dụ về laser thuộc loại này là các laser thuyết trình dùng trong các lớp học, con trỏ laser và những dụng cụ đo xa.

- Laser loại IIIA: là những dụng cụ phát sáng liên tục, công suất trung bình (1 – 5mW) có ứng dụng tương tự như laser loại II. Gồm các máy quét laser và con trỏ laser. Chúng được xem an toàn khi nhìn trong chốc lát (dưới 0,25) nhưng không nên nhìn trực diện hoặc nhìn qua bất kì dụng cụ quang học nào. - Laser loại IIIB: có công suất trung bình (sóng liên tục 5-500mW) và không an toàn khi nhìn trực diện hoặc nhìn qua sự phản xạ, phản chiếu. Ứng dụng của các laser loại này là quang phổ kế, kính hiển vi đồng tiêu và các xô diễn ánh sáng giải trí.

- Laser loại IV: phát ra công suất cao, vượt qua gới hạn dành cho dụng cụ IIIB và yêu cầu phải điều khiển ngiêm ngặt để loại trừ nguy hiểm trong lúc sử dụng chúng. Cả chùm tia trực tiếp, chùm tia khuếch tán từ laser loại này đều làm hỏng mắt và da và có khả năng gây cháy tùy thuộc vào chất liệu mà chúng chạm tới. Đa số tổn thương cho mắt vì laser là do sự phản xạ của ánh sáng laser loại IV và vì vậy mọi bề mặt phản xạ phải giữ ra xa chùm tia và phải đeo kính bảo vệ mắt thích hợp mọi lúc khi làm việc với các loại laser này. Laser loại này được dùng cho phẫu thuật cắt, khoan, vi gia công cắt gọt và hàn.

Một phần của tài liệu Luận văn Laser và ứng dụng (Bộ môn vật lý trường đại học hồng đức) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w