Nghiên cứu plasma nóng và các phản ứng nhiệt hạch

Một phần của tài liệu Luận văn Laser và ứng dụng (Bộ môn vật lý trường đại học hồng đức) (Trang 29)

Do tia laser có thể có công suất cao, ở chế độ xung nó có thể đạt được công suất 1012÷101w nên khi bắn tia laser vào vật chất có thể tạo được plasma ở nhiệt độ cao. Năm 1971, Yu.p.Raizer (Liên xô cũ) đã sử dụng laser liên tục công suất 150W đã tạo được môi trường khí Xe với nhiệt độ 150000C, môi trường khí Ar với 200000C. Ở nhiệt độ cao sẽ có các phản ứng nhiệt hạch và từ đó mở ra khả năng nghiên cứu phản ứng nhiệt hạch có điều khiển trong các phòng thí nghiệm. Laser được dùng để làm nóng vật chất lên nhiệt độ rất cao để tạo ra năng lượng hạt nhân thông qua sự tổng hợp các proton, như trong tâm các ngôi sao. Các nhà vật lý thường sử dụng Đơteri và Triti đó là các đồng vị của Hidro dễ dàng tổng hợp hơn Hidro. Các xung laser bắn vào các viên tròn đường kính khoảng 2mm chứa vài miligam đơteri và triti. Khoảng chục chùm tia laser có cường độ mạnh tập trung chiếu đồng thời vào viên này từ tất cả hướng làm cho nó co vào, dẫn đến áp suất và nhiệt độ của hỗn hợp Đơteri và Triti tăng lên rất cao (trên 100 triệu độ) để khởi phát sự tổng hợp proton. Chỉ trong khoảng thời gian vài phần tỷ giây công suất được hệ laser giải phóng cao hơn tổng công suất của tất cả nhà máy điện nước Mỹ.

Ở nhiệt độ cao như thế hỗn hợp đơterri - triti sẽ va chạm dữ dội mất electron tạo thành hỗn hợp plasma. Vật chất này sẽ phình ra, tản mát và chưa đầy một phần tỷ giây các phản ứng sẽ lập tức dừng lại. Sự tổng hợp hạt nhân bằng laser chỉ có thể dùng các xung laser, nên sẽ không thực tế nếu muốn dùng nó để tạo ra năng lượng với số lượng lớn, nhưng cũng đã giúp các nhà vật lý tạo ra được vật chất cực kỳ nóng và tìm cách giam hãm chúng bằng các từ trường cực mạnh.

Một phần của tài liệu Luận văn Laser và ứng dụng (Bộ môn vật lý trường đại học hồng đức) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w