Các giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Kế hoạch phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 38)

- Giáo dụ c:

3. Các giải pháp thực hiện

Tập trung thực hiện các chương trình, đề án, quy hoạch và chính sách trong Kế hoạch hành động của Ngành thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU:

- Về chương trình: Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn đạt các mục tiêu đề ra.

- Về đề án: Tập trung thực hiện các đề án đã được xây dựng như: Đề án phát triển ngành Trồng trọt; Đề án phát triển ngành Chăn nuôi; Đề án bảo vệ và phát triển rừng; Đề án nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; Đề án phát triển ngành nghề nông thôn; Đề án phát triển ngành Muối; Đề án áp dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp; Đề án bảo quản, chế biến sau thu hoạch; Đề án phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; Đề án thành lập ban nông nghiệp xã và thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về xã công tác; Đề án đổi mới loại hình tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp, phát triển nông thôn; Đề án kiên cố hoá kênh mương…

- Thực hiện tốt các quy hoạch được phê duyệt : Quy hoạch phát triển cây trồng, vật nuôi cấp huyện; Quy hoạch phát triển chăn nuôi và vùng chăn nuôi tập trung; Quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản tập trung, công nghệ cao; Quy hoạch thuỷ lợi vùng giữa tỉnh Hà Tĩnh; Quy hoạch tiêu úng và phân lũ...

- Đảm bảo các nguồn lực thực hiện các chính sách đã ban hành: Chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản; Chính sách phát triển chè công nghiệp; Chính sách phát triển Hợp tác xã; Chính sách phụ cấp cán bộ Ban nông nghiệp xã và thu hút

Đề án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015

học sinh có trình độ đại học về công tác tại xã, phường, thị trấn; Chính sách thu hút và thành lập mới các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; Chính sách nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống; Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung, công nghệ cao, sản phẩm sạch; Chính sách đưa cơ khí hóa, điện khí hoá vào sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm với quy mô lớn, bền vững…Xây dựng thực hiện Chính sách hỗ trợ rủi ro thiên tai, dịch bệnh.

Phát triển sản xuất nông, lâm, diêm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững:

+ Nông nghiệp:

Trồng trọt: phát triển ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại, bền vững; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ, các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; đẩy nhanh cơ giới hóa trong các khâu của quá trình sản xuất. Phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng để bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý.

- Đẩy mạnh sản xuất lương thực bằng thâm canh, đưa các giống mới, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực. Đến năm 2015 ổn định diện tích đất canh tác chuyên lúa là 55.000 ha (diện tích gieo trồng đạt 95.000ha).

- Trên cơ sở các quy hoạch đã xây dựng, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là giống mới, tập trung phát triển một số cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: lạc; cao su, chè và một số cây ăn quả đặc sản như bưởi Phúc Trạch, cam Bù Hương Sơn, cam chanh.

- Tăng cường năng lực cho hệ thống bảo vệ thực vật; làm tốt công tác quản lý, kiểm soát chất lượng về giống cây trồng, vật tư, phân bón phục vụ sản xuất.

Chăn nuôi: khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, nuôi công nghiệp, bán công nghiệp tập trung, từng bước đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư để đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường, quan tâm phát triển các trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp. Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng đàn gia súc, nhất là Zêbu hoá đàn bò và lợn siêu nạc; chú trọng phát triển đàn lợn nái có chất lượng. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển chăn nuôi và vùng chăn nuôi tập

Đề án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015

trung khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, từng bước hình thành các vùng chăn nuôi tập trung gắn với cơ sở chế biến. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong tạo giống vật nuôi, du nhập các giống mới có năng suất, chất lượng cao, xây dựng, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu con giống cho chăn nuôi. Khuyến khích phát triển sản xuất thức ăn cho gia súc tại chỗ (nhà máy hoặc cơ sở chế biến bán công nghiệp), bên cạnh đó phải chủ động được nguồn thức ăn thô xanh. Tăng cường năng lực hệ thống thú y, nhất là ở cơ sở, phấn đấu 100% gia súc, gia cầm được tiêm phòng các loại bệnh chủ yếu, để chủ động phòng chống các loại dịch bệnh, hướng dẫn nông dân thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ trại chăn nuôi; nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở giết mổ, chế biến thịt gắn với các địa bàn chăn nuôi tập trung, có trang thiết bị hiện đại, đạt yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; làm tốt công tác vệ sinh môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

+ Lâm nghiệp:

Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh cải tạo rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái…

Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững ổn định diện tích rừng và đất lâm nghiệp 357.259ha; nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 55% vào năm 2015; khai thác nguồn lực của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả rừng và đất rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng.

- Đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: tập trung bảo vệ phát triển trên quan điểm bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, bảo vệ môi trường sinh thái, trong đó trọng tâm là bảo vệ đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực các sông lớn như Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Ngàn Trươi…và rừng phòng hộ các hồ đập, công trình thuỷ lợi lớn như Kẻ Gỗ, Sông Rác, Rào Trổ, Ngàn Trươi - Cẩm Trang…, rừng phòng hộ ven biển. Tăng cường công tác tuần tra bảo vệ, kết hợp với đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật cuả Đảng, Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng. Đối với diện tích rừng chất lượng kém tiến

Đề án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015

hành khoanh nuôi xúc tiến trồng bổ sung làm giàu rừng, diện tích đất trống quy hoạch cho đặc dụng, phòng hộ tiến hành trồng mới đảm bảo diện tích quy hoạch đến năm 2015 ( rừng đặc dụng 74.598 ha; rừng phòng hộ 118.058 ha).

- Diện tích rừng và đất rừng quy hoạch cho sản xuất:

+ Đối với rừng tự nhiên tiến hành làm tốt công tác quản lý bảo vệ diện tích rừng hiện có (60.635,2 ha), các trạng thái rừng tự nhiên nghèo tiến hành trồng làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao, đối với diện tích rừng sản xuất chất lượng kém, hiệu quả kinh tế thấp tiến hành chuyển đổi sang trồng cao su (nếu đủ điều kiện) và trồng rừng nguyên liệu. Phấn đấu giai đoạn 2011-2015 trồng rừng tập trung 47.500 ha, trong đó rừng sản xuất 44.000 ha, rừng phòng hộ đặc dụng 3.500 ha; khoanh nuôi XTTS tự nhiên 28.000 lượt ha, khoanh nuôi có trồng dặm 14.500 lượt ha; trồng 30 triệu cây phân tán.

Gắn việc trồng rừng sản xuất, khai thác gỗ với việc chế biến; sản lượng khai thác gỗ bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 300.000 m3, trong đó rừng tự nhiên 10.000m3 , rừng trồng 290.000 m3.

Giải quyết các tồn tại về giao đất, khoán rừng, rà soát lại việc giao khoán rừng cho hộ dân theo Nghị định 01/CP; lập, phê duyệt, chuyển, đẩy mạnh giao đất, khoán rừng theo Nghị định 135/NĐ-CP; tiếp tục rà soát lại quỹ đất trồng rừng sản xuất của các đơn vị quốc doanh, để xem xét những diện tích quản lý, sử dụng sai mục đích, hiệu quả kinh tế thấp thu hồi để giao cho chủ khác quản lý, sử dụng có hiệu quả hơn hoặc cho thuê để bảo vệ và phát triển rừng. Hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có khả năng đầu tư phát triển mạnh diện tích rừng sản xuất theo hướng thâm canh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ giống, công nghệ chế biến.

+ Thuỷ sản:

Phát triển thuỷ sản với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Điều tra khảo sát, đánh giá nguồn lợi thuỷ sản, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, phát triển các loại tàu có công suất lớn, các phương tiện đánh bắt hiện đại, hạn chế các tàu thuyền nhỏ, hiệu quả thấp; tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng và dịch vụ hậu cần cho khai thác thuỷ sản trên biển; phát triển mạnh các loại hình nuôi trồng

Đề án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015

thuỷ sản; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nuôi. Nâng cấp, xây dựng các cơ sở sản xuất giống theo hướng tiên tiến, hiện đại, đến năm 2015 cung cấp khoảng 400 triệu con tôm giống các loại, trên 200 tấn giống thuỷ sản nước ngọt, cơ bản đáp ứng nhu cầu giống thuỷ sản nước ngọt chất lượng cao cho nuôi trồng. Chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở chế biến với công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, công suất chế biến của các nhà máy chế biến xuất khẩu bình quân hàng năm trên 5.200 tấn thuỷ sản. Củng cố lực lượng đăng ký, đăng kiểm và tuần tra, kiểm soát trên biển; chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho ngư dân ở các vùng chuyển đổi nghề.

+ Diêm nghiệp:

Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá sản xuất muối: quan tâm quy hoạch xây dựng diện tích đồng muối ổn định, đầu tư thâm canh các vùng sản xuất, ưu tiên sản xuất, chế biến muối sạch; tạo điều kiện cho diêm dân phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành muối, cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt của bà con diêm dân.

Phát triển nhanh, đồng bộ hệ thống thuỷ lợi, đê điều, hạ tầng nghề cá, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; nâng cao năng lực phòng chống thiên tai

- Xây dựng hệ thống thủy lợi - đê điều: tập trung xây dựng các công trình: Hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi- Cẩm Trang, hồ chưa nước Rào Trổ, Hệ thống kênh trục sông Nghèn và cống Đức Xá hoàn thành đưa vào sử dụng trước năm 2015; đồng thời tiếp tục hoàn thành các công trình đang dở dang; củng cố, nâng cấp các công trình đang xuống cấp, đảm bảo an toàn hồ chứa và tiếp tục thực hiện chương trình hiện đại hóa kênh mương nội đồng, quan tâm đầu tư vùng chưa có nước tưới như Lộc Hà, Bắc Thạch Hà, Nghi Xuân. Xây dựng các công trình thủy lợi tưới cho cây trồng cạn, nhất là các cây hàng hóa chính như chè, cây ăn quả, lạc, cung cấp nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản và sản xuất công nghiệp nông thôn; đến năm 2015 đáp ứng đủ nước tưới cho trên 95.000ha lúa, 6.600 ha cây màu, 2.400ha nuôi trồng thuỷ sản. Tiếp tục thực hiện chương trình hiện đại hóa đê sông, đê biển; thực hiện chương trình hiện đại hóa đê La Giang, lập và thực hiện các dự án sống chung với

Đề án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015

lũ, đặc biệt là các xã ngoài đê La Giang, di dân vùng sạt lở. Thực hiện chương trình sạt lở bờ sông và từng bước giải quyết vấn đề ngập úng và chậm lũ các sông lớn.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án về hạ tầng nghề cá, trước mắt tập trung vào các Dự án Khu neo đậu tránh, trú bão Cửa Sót, Xuân Hội; đồng thời xây dựng mới và nâng cấp các cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền khác gắn với các cơ sở hậu cần nghề cá, chế biến thuỷ sản; phát triển mạng lưới thông tin nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trên biển.

- Xây dựng các công trình nước sạch đảm bảo đủ nước đạt tiêu chuẩn phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2015 có 90% số dân được dùng nước hợp vệ sinh, 85% số hộ gia đình có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn, 88% chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Xây dựng nhà máy chế biến, xử lý rác thải nhằm đảm bảo vệ sinh nông thôn; tổ chức điều tra, đánh giá tồn dư của các loại thuốc bảo vệ thực vật, đề xuất các biện pháp xử lý hiệu quả.

- Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Hoàn chỉnh hệ thống đê sông, đê biển và rừng phòng hộ ven biển, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi cụm dân cư đáp ứng yêu cầu phòng chống bão lũ, ngăn chặn và chống nước biển dâng, tạo điều kiện sống an toàn cho nhân dân ở vùng lũ.

Đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới:

- Tổng kết đánh giá kết quả đạt được của Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2 (2006 - 2010), rút ra những bài học kinh nghiệm, tập trung cao sự lãnh đạo, chỉ đạo, nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trong kế hoạch 5 năm tới; nhân nhanh các điển hình tốt như: xã Tùng Ảnh, xã Trường Sơn huyện Đức Thọ, xã Thiên Lộc huyện Can Lộc. Đặc biệt coi trong việc xây dựng thành công mô hình thí điểm nông thôn mới tại xã Gia Phố huyện Hương Khê trở thành điểm sáng của toàn quốc để nhân ra diện rộng. Phấn đấu đến năm 2015 có 25% xã đạt 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

- Khuyến khích phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn:

+ Đổi mới, cải tiến các nghề truyền thống theo nhu cầu của thị trường; du nhập mở mang thêm các nghề mới thu hút được nhiều lao động.

Đề án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015

nguyên liệu và thị trường, tiêu thụ.

+ Đưa nhanh 22 khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - làng nghề đi vào hoạt động, đồng thời xây dựng chương trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề”, phấn đấu mỗi làng có một nghề.

+ Phát triển dịch vụ tài chính, mở rộng mạng lưới giao dịch ngân hàng tới xã; phát triển các quỹ tín dụng nhân dân, hình thành các tổ tín dụng hợp tác; phát triển mạnh các cơ sở dịch vụ chuyên cung ứng vật tư nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; hình thành các cơ sở dịch vụ (đại lý) thu mua sản phẩm của hộ gia đình; phát triển các dịch vụ vận tải, thú y, bảo vệ thực vật, làm đất, xay xát, sửa chữa cơ khí nhỏ. Phát triển các cơ sở dịch vụ tư vấn sản xuất kinh doanh, nghiệp vụ xuất nhập khẩu và các loại hình dịch vụ khác trong nông thôn.

Tiếp tục củng cố, đổi mới và phát triển Hợp tác xã và kinh tế trang trại:

- Rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các HTX đã có, tăng cường củng cố và đổi mới phương thức hoạt động;

- Đẩy mạnh thành lập mới HTX, tổ HTX, phấn đấu đến năm 2015, 80% số xã toàn tỉnh đều có HTX hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông

Một phần của tài liệu Kế hoạch phát triển nông nghiệp Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w