- Giáo dụ c:
2. Kế hoạch phát triển
2.1 Mục tiêu chung phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định quyết tâm tranh thủ tối đa mọi thuận lợi, thời cơ, phát huy tiềm năng và sức mạnh tổng hợp để tạo ra những bứt phá mới nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiệu quả và bền vững, phấn đấu đến năm 2015, Hà Tĩnh sẽ trở thành một tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển. Giai đoạn 2011-2015, tỉnh phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân trên 14%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp - xây dựng 41,6%, thương mại - dịch vụ 40,3%, nông - lâm - ngư nghiệp 18,1%; thu nhập bình quân đầu người hàng năm trên 30 triệu đồng; thu ngân sách nội địa trên 4.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 280 triệu USD. Đây chính là nền tảng bền vững để Hà Tĩnh phát triển du lịch.
Đề án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015
ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến; xây dựng nông thôn mới theo hướng truyền thống, văn minh, hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển; nhanh chóng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.
- Mục tiêu tổng quát đối với ngành du lịch là phải hình thành ngành kinh tế trọng điểm trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh, huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để Hà Tĩnh sớm trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Chú trọng khai thác thị trường nội địa, đáp ứng tối đa nhu cầu du lịch của nhân dân trong tỉnh, khai thác hiệu quả hơn khách từ thị trường châu Á, châu Âu, nhất là khách từ Lào, Thái Lan và các nước ASEAN. Những năm tới, Hà Tĩnh tập trung đầu tư các khu du lịch trọng điểm như Khu nghỉ dưỡng cao cấp Thiên Cầm, Khu sinh thái biển Xuân Thành, Khu sinh thái Nước Sốt Sơn Kim, Khu văn hóa - du lịch Nguyễn Du, Chùa Hương, Đền Củi, Ngã ba Đồng Lộc, Khu du lịch sinh thái Kẻ Gỗ... Đồng thời mở rộng các làng nghề truyền thống sản xuất kẹo cu đơ, mộc Thái Yên, nước mắm Cẩm Nhượng… để làm phong phú hơn các sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch.
2.2 Mục tiêu cụ thể cho ngành nông nghiệp
Bảo đảm tốc độ tăng trưởng bền vững của toàn Ngành, tập trung phát triển Nông nghiệp theo hướng hàng hóa, hiệu quả; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trên cơ sở ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ mới và cơ giới hoá vào sản xuất; tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an toàn thực phẩm. Tăng trưởng kinh tế gắn với nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn mới.
Tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản 3,5%, giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản 3.034 tỷ đồng, trong đó: nông nghiệp 2.390 tỷ đồng, lâm nghiệp 248 tỷ đồng,
Đề án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2015
thuỷ sản 396 tỷ đồng; tốc độ tăng giá trị sản xuất 4,04%/năm; sản lượng lương thực đạt 51 vạn tấn; giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích canh tác đạt 55 triệu đồng/ha/năm; tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 45%; bò Zebu chiếm 32% tổng đàn bò; lợn nái ngoại, nái lai ngoại chiếm 32% tổng đàn nái; sản lượng thịt xuất chuồng 65.500 tấn; độ che phủ rừng đạt 53%; tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 79,5%, số hộ gia đình ở nông thôn sử dụng công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn là 65,5%; có 3-5 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, các xã còn lại hoàn thành thêm 1-3 tiêu chí so với cuối năm 2011; chuyển đổi và thành lập mới 19 HTX.