Chất lượng dịch vụ trong các hệ thống Multimedia

Một phần của tài liệu Truyền thông đa phương tiện (Trang 32)

Thuật ngữ “chất lượng của một sản phẩm” sử dụng trong cuộc sống hàng ngày được hiểu một cách đơn giản là mức độ tốt vốn có của sản phẩm. Trong công nghiệp, chất lượng

được định nghĩa một cách chính xác hơn là: “sự phù hợp với các yêu cầu khi được đưa vào sử

dụng".

Các hệ thống multimedia xử lý dữ liệu liên tục (như là video, âm thanh), và dữ liệu rời rạc được mã hoá (như là đồ hoạ, text), do đó đòi hỏi các hệ thống multimedia phải thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng dịch vụ nhất định để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào loại phương tiện được sử dụng, khuôn dạng dùng để mã hoá dữ

liệu, ứng dụng và loại ứng dụng. Ví dụ, chất lượng dịch vụ của một hội thảo video thì khác so với QoS của một ứng dụng phục hồi dữ liệu video, bởi vì trong một cuộc hội thảo video thì yêu cầu về thời gian trễ là nhỏ, còn trong ứng dụng phục hồi dữ liệu thì điều này không quá quan trọng.

trong một hệ thống liên lạc, mô tả QoS ở lớp ứng dụng thường yêu cầu cao hơn so với mô tả

QoS ở lớp mạng. Tuy nhiên, các tham số QoS như lả băng thông, độ trễ, thì có mặt trong tất cả các lớp,

Để đảm bảo các yêu cầu QoS của các ứng dụng trong các hệ thống multimedia, trước tiên ta cần phải biết được tất cả các tài nguyên mà các ứng dụng sử dụng, bao gồm các tài nghiên xử lý cục bộ và các tài nguyên hệ thống dùng để truyền một luồng media:

• Băng thông

• Các thiết bị vào ra, bao gồm cá các ổđĩa cứng chứa file hệ thống

• Network adapter và các tài nguyên mạng dùng để truyền các gói dữ liệu giữa các node • Các CPU dùng để chạy ứng dụng và phần mềm giao thức

• Bộđệm dùng để lưu trữ phần mềm và dữ liệu

Các tài nguyên đó thường được chia thành 2 loại:

• Tài nguyên động: CPU, bus, network adapter, các hệ thống vào ra, đường truyền.. • Tài nguyên tĩnh: bộ nhớ của các host, các hệ thống trung gian như là router, hoặc

switch (xem hình 3.1).

Để phân phối một mức QoS cụ thể đến một ứng dụng, hệ thống phải có các tài nguyên phù hợp, và các tài nguyên đó cần có cơ chế quản lý hiệu quảđể sẵn sàng phục vụứng dụng khi ứng dụng cần sử dụng các tài nguyên đó. Trong nhiều hệ thống máy tính ngày nay, chất lượng và chất lượng của các luồng multimedia bị hạn chế do thiếu cơ chế quản lý tài nguyên phù hợp dẫn đến sự khan hiếm tài nguyên sử dụng ( như trong hình 3.2)

Qua hình vẽ chúng ta thấy rằng, do sự phát triển các công nghệ, các tài nguyên hệ thống

đã dần dần đáp ứng được các yêu cầu của các ứng dụng mới, tuy nhiên vẫn tồn tại sự khan hiếm tài nguyên, do đó việc xâydựng một cơ chế thích hợp để quản lý các tài nguyên là rất cần thiết.

Mặt khác, QoS phần nào phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. Trong khi người sử dụng dịch vụ muốn sử dụng được nhiều tài nguyên với chi phí thấp nhất có thể, thì nhà cung cấp lại muốn tối thiểu hoá tài nguyên sử dụng và tối đa hoá lợi nhuận thu

được. Do đó, đểđảm bảo yêu cầu về QoS cũng cần có những thương lượng cần thiết đểđảm bảo mục đích chung.

Đặc tả QoS

Mục đích của đặc tả QoS một mặt nhằm cho phép các ứng dụng xây dựng các yêu cầu QoS của chúng mặt khác các thành phần hệ thống cung cấp QoS chấp nhận đặc tả yêu cầu QoS như là một yêu cầu cho một dịch vụ nhất định. Về mặt bản chất, đặc ta QoS là các khai báo được cho dưới dạng một tập các tham số. Các tham số thường được xem xét bao gồm: (xem hình 3.3)

• Thông lượng •Độ trễ • Tỷlệ lỗi

Trong đặc tả yêu cầu, giá trị của các tham số có thể là:

• Giá trịđơn: xác định mức yêu cầu cụ thể của một tham số

• Một cặp giá trị: đưa ra giá trị tối thiểu có thể chấp nhận được và giá trị kì vọng trung

bình của một tham số

• Khoảng giá trị: khoảng nằm giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất có thể chấp nhận được của tham sốđược xét. (minh hoạ trong hình 3.4)

CHƯƠNG IV

MỘT SỐ DỮ LIỆU ĐA PHƯƠNG TIỆN

Một phần của tài liệu Truyền thông đa phương tiện (Trang 32)