M ỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC TỔNG QUÁT LÀ CĂN CỨ QUAN TRỌNG ĐỂ TCT XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ỤC TIÊU
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG
Tổng công ty Hàng không Việt Nam
3.4.1.Nhóm giải pháp liên quan đến việc lựa chọn mô hình chiến lược
Thông qua phân tích ma trận SWOT về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của Tổng công ty, có thể xác định các phương án chiến lược cấp TCT sau đây:
- Phương án 1: Chiến lược tăng trưởng tập trung đối với vận tải HK và dịch vụ đồng bộ kết hợp với chiến lược đa dạng hoá đồng tâm đối với kinh doanh khác. Thực tế Chiến lược này là chiến lược hiện tại TCT đang thực hiện.
- Phương án 2: Thực hiện chiến lược liên minh, hợp tác kết hợp với chiến lược tập trung và đa dạng hoá đồng tâm . Nội dung của chiến lược này là trên cơ sở phát triển theo chiều sâu, thực hiện liên minh hợp tác trong lĩnh vực vận tải
HK và dịch vụ đồng bộ, tham gia một liên minh HK toàn cầu, liên minh cung ứng vật tư phụ tùng máy bay, thành lập các công ty cổ phần, công ty TNHH trên cơ sở chọn các đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị trực thuộc TCT có sản phẩm dịch vụ bán cho các hãng HK nước ngoài; TCT đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết theo chiến lược đa dạng hoá đồng tâm đối với các sản phẩm dịch vụ có liên quan tới hoạt động vận tải HK và dịch vụ đồng bộ mà hiện nay các đơn vị thành viên hạch toán độc lập của TCT đang kinh doanh có hiệu quả và các ngành nghề khác có tiềm năng lợi nhuận cao như kinh doanh bất động sản, du lịch, bảo hiểm HK,...
Trong hai phương án trên, phương án 2 ưu việt hơn và phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay nên được lựa chọn là mô hình Chiến lược phát triển của TCT đến năm 2020.
3.4.2.Nhóm giải pháp liên quan đến xác định mục tiêu
3.4.2.1Mục tiêu chiến lược tổng quát
Từ quan điểm phát triển nêu trên, mục tiêu chiến lược tổng quát của TCT là: Xây dựng TCT thành tập đoàn kinh tế mạnh, lực lượng chủ lực, giữ vai trò chủ đạo trong vận tải HK quốc gia, trở thành hàng HK có tầm cỡ trong khu vực, kinh doanh có hiệu quả; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa, phát triển KTXH các địa phương; là cầu nối quan hệ quốc tế chủ yếu của Việt Nam; là lực lượng dự bị đáng tin cậy cho an ninh quốc phòng.
Xây dựng Hãng HK quốc gia Việt Nam thành một Hãng HK có tầm cỡ, có bản sắc, là một trong những hãng hàng đầu của khu vực về chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh.
3.4.2.2. Các chỉ tiêu chiến lược tổng quát
- Đứng thứ 2 khu vực ASEAN và Top 50 thế giới về các chỉ tiêu cơ bản- kinh doanh có hiệu quả, giữ vững an toàn, có chất lượng và được ưa chuộng, là thành viên IATA và liên minh HK toàn cầu.
- Hành khách vận chuyển đạt trên 37 triệu hành khách - Vốn chủ sở hữu đạt từ 2,5-3 tỷ USD
- Doanh thu đạt từ 5-6 tỷ USD/năm
- Lợi nhuận đạt từ 100-150 triệu USD/năm
- Có đội máy bay hiện đại, trẻ và hiệu quả với khoảng 165 chiếc, bao gồm cả đội máy bay chở hàng chuyên dụng trong đó tỷ lệ máy bay sở hữu 60%.
3.4.3.Nhóm giải pháp liên quan đến quy trình, phương pháp, công cụ xây dựng chiến lược
3.4.3.1.Đổi mới quy trình xây dựng chiến lược
Quy trình xây dựng chiến lược đối với TCTHK cần phải thực hiện bài bản, theo các bước chủ yếu sau đây
- Xác định mục tiêu của chiến lược
- Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh của TCT. Trong đó bao gồm: phân tích môi trường vĩ mô và phân tích môi trường vi mô (môi trường ngành HK).
- Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của TCT
- Lựa chọn chiến lược phát triẻn của TCT. Bao gồm các bước: xác định căn cứ lựa chọn chiến lược; đánh giá các phương án chiến lược; lựa chọn chiến lược tối ưu
- Xây dựng các nhóm giải pháp để thực hiện chiến lược - Xây dựng các biện pháp tổ chức thực hiện chiến lược
3.4.3.2.Áp dụng những phương pháp và công cụ xây dựng chiến lược tiên tiến
- Xây dựng hệ thống thu thập thông tin và phân tích cơ sở dữ liệu có độ tin cậy cao để cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về tác động của các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh và môi trường ngành tới hoạt động vận tải HK của TCT
- Sử dụng các kỹ thuật phân tích chiến lược tiên tiến và tin cậy để phân tích chiến lược, như phân tích SWOT; ma trận đánh giá yếu tố bên trong (IFA), ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) và mô hình ma trận của Mc Kinsey (GE) để lựa chọn phương án chiến lược tối ưu.
3.4.4.Nhóm giải pháp liên quan đến nội dung chiến lược
- Nhóm vận tải HK, trong đó vận tải hành khách, hàng hóa là ngành nghề kinh doanh chủ lực của Tập đoàn. Tốc độ phát triển, quy mô hoạt động và hiệu quả kinh doanh có vai trò chi phối, quyết định đối với toàn bộ Tập đoàn. Trong điều kiện thị trường vận tải HK thế giới và Việt Nam đang và sẽ phát triển mạnh thì việc tăng năng lực sản xuất của các hãng HK trong Tập đoàn để cân đối cung – cầu là cần thiết. Hiện tại Vietnam Airlines đang chiếm thị phần lớn nhất trong vận tải hành khách, hàng hóa đối với các đường bay nội địa, Vietnam Airlines ngoài việc tăng quy mô hoạt động của mình, cần định hướng tham gia góp vốn và xúc tiến thành lập các công ty thành viên: Hãng HK cổ phần VietAir, Hãng vận tải hàng hóa Vietnam Airlines Cargo, Công ty Bay dịch vụ trực thăng Việt Nam, Công ty Khai thác tàu bay thương gia để khai thác, chiếm lĩnh trên thị trường vận tải HK đầy tiềm năng.
- Nhóm dịch vụ HK đồng bộ hỗ trợ trực tiếp vận tải HK gồm: dịch vụ sửa chữa máy bay, trang thiết bị HK; cung ứng các dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, dịch vụ hàng hóa tại cảng HK, sân bay; cung ứng xăng dầu HK; cung cấp dịch vụ tin học, viễn thông HK,… Các công ty con và đơn vị thành viên của TCTHK Việt Nam hiện đang kinh doanh chủ yếu trong nhóm dịch vụ đồng bộ. Nhóm này gắn hữu cơ với vận tải HK trong quy trình sản xuất, tạo ra giá trị lớn của Tập đoàn. Nhiều dịch vụ trong nhóm này trước đây do các trung tâm chi phí thực hiện. Việc chuyển các trung tâm chi phí thành các công ty con với cổ phần, vốn góp chi phối của công ty mẹ là bước chuyển quan trọng trong thực tiễn kinh doanh của các hãng HK lớn trên thế giới. TCTHK Việt Nam đã nghiên cứu và áp dụng thành công kinh nghiệm này trong thời gian qua.
- Nhóm dịch vụ kinh doanh tổng hợp gồm: dịch vụ phi HK tại các cảng HK; Kinh doanh khách sạn, du lịch; Kinh doanh bất động sản; Quảng cáo; Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; Kinh doanh xuất nhập khẩu, … Phát triển nhóm này góp phần đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh trong Tập đoàn và tăng giá trị khu vực dịch vụ. Tận dụng lợi thế, tiếp tục phát triển, tăng hiệu quả hoạt động của các công ty hiện có của TCT để đảm nhiệm việc cung ứng trong nội bộ Tập
đoàn với chất lượng tốt, giá thành hạ.
3.4.4.2.Về phát triển mạng đường bay đến năm 2020
Phát triển mạng đường bay đường bay đến năm 2020 theo các định hướng lớn sau đây:
- Quy hoạch phát triển mạng đường bay quốc tế và nội địa cần đảm bảo định hướng phát triển tổng quát của TCT; đảm bảo thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong vận tải HK quốc gia; là cầu nối quan hệ quốc tế chủ yếu; đồng thời góp phần hỗ trợ phát triển KTXH các địa phương.
- Mạng đường bay của TCT được xây dựng theo mô hình “Trục – Nan” với tần suất khai thác ngày càng cao, tập trung quy hoạch nối chuyến qua sân bay cửa ngõ tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhằm từng bước xây dựng thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trở thành trung tâm trung chuyển HK khu vực, tham gia khai thác các luồng khách lớn trong khu vực, cạnh tranh trực tiếp với các trung tâm trung chuyển lớn tại Đông Nam Á.
- Để thực hiện vai trò là cầu nối quốc tế chủ yếu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập, mạng đường bay quốc tế của TCT được quy hoạch phát triển nối Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với hầu hết các các thành phố lớn thuộc các nước có quan hệ mật thiết về ngoại giao, kinh tế, chính trị với Việt Nam, nơi có nguồn khách lớn tới Việt Nam. Để thực hiện được nhiệm vụ này, TCT cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Nhà nước về chính sách vận tải HK, ưu tiên cấp thương quyền bay cho TCT trên các đường bay quốc tế quan trọng, nhất quán về mặt quan điểm và chính sách giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan giúp TCT phát triển mạng đường bay quốc tế theo đúng kế hoạch dài hạn đã được phê duyệt.
- Mạng đường bay nội địa của TCT được quy hoạch phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải và du lịch chung của cả nước, đảm bảo hỗ trợ tích cực cho mạng đường bay quốc tế và hỗ trợ phát triển kinh tế các địa phương, tiếp tục thực hiện chính sách “công cộng hoá sản phẩm HK nội địa”.
2020 của TCT không có nhiều thay đổi so với kế hoạch trước đây. Cụ thể như sau: - Mạng các đường bay nội địa và Đông Dương: Đây là mạng đường bay có ý nghĩa chiến lược sống còn đối với TCT; đồng thời mang ý nghĩa chính trị to lớn, đóng vai trò quan trọng trong phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân. TCT sẽ tiếp tục mở rộng, củng cố và tăng cường khai thác các đường bay nội địa trọng điểm, cung ứng sản phẩm HK thuận lợi và phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân. Trong mạng đường bay Tiểu vùng CLMV (Căm-pu-chia, Lào, Mi- an-ma và Việt Nam), TCT cần giữ vững thế cạnh tranh áp đảo để cạnh tranh hiệu quả với cửa ngõ Băng Cốc, hỗ trợ các đường bay dài trong mạng bay của Vietnam Airlines thông qua việc tăng tần suất bay và sử dụng tầu bay lớn hơn.
- Mạng đường bay quốc tế khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Đông Bắc Á, Nam Thái Bình Dương: Đây là mạng đường bay hoạt động chính, đem lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động vận tải HK của TCT. Trên mạng đường bay Đông Bắc Á, tiếp tục củng cố và phát triển các đường bay hiện có bằng việc tăng tần suất bay, sử dụng các loại tầu bay thân rộng, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả khai thác.
- Mạng đường bay tầm xa xuyên lục địa: Đây là các đường bay có ý nghĩa chiến lược lâu dài, được nghiên cứu phát triển thận trọng và có chọn lọc trên cơ sở bảo đảm hiệu quả khai thác chung toàn mạng của TCT; đồng thời phục vụ nhiệm vụ làm cầu nối giao lưu kính tế - chính trị với các thị trường trọng điểm của quốc gia. Trong thời gian tới, TCT tiếp tục chuẩn bị các điều kiện thị trường cần thiết mở đường bay xuyên Thái Bình Dương tới bờ Tây Bắc Mỹ, mở rộng mạng bay tới châu Âu với những đường bay mới tới Cộng hoà Séc, Anh và vùng Viễn Đông của Liên bang Nga, tiếp tục nghiên cứu mở đường bay tới châu Phi.
Việc phát triển mạng đường bay sẽ được thực hiện trong điều kiện đảm bảo các mục tiêu kinh doanh về thị phần, doanh thu cũng như các chỉ tiêu chính khác.
- Định hướng phát triển vận tải hàng hoá là phát triển mạng đường bay vận chuyển hàng hoá chuyên dụng, chuẩn bị điều kiện để thành lập Vietnam Airlines
Cargo trong thời gian tới.
3.4.4.3.Về phát triển đội tàu bay
Đội tàu bay là lực lượng sản xuất quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định tới qui mô, năng lực cạnh tranh và sự phát triển của một hãng HK; đầu tư cho đội tầu bay cũng là khoản đầu tư lớn nhất của Hãng. Vì vậy, khi lập kế hoạch phát triển đội tầu bay phân tích kỹ các quan điểm và khả năng phát triển đội tầu bay, đặc biệt là đội tầu bay sở hữu. Trên cơ sở kế hoạch phát triển đội tầu bay phải đảm bảo năng lực canh tranh và hiệu quả kinh tế, các quan điểm chính được xác định cho kế hoạch phát triển đội tầu bay của TCT là:
- Phù hợp với chiến lược, định hướng phát triển mạng đường bay, cân đối với năng lực của kết cấu hạ tầng và các lĩnh vực đồng bộ; đủ về số lượng, chủng loại để đảm bảo tần suất bay, tải cung ứng theo yêu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế đất nước;
- Phù hợp với chính sách sản phẩm đối với từng khu vực, từng thị trường, từng đường bay, đảm bảo tạo được các ưu thế cạnh tranh và hiệu quả khai thác;
- Từng bước tăng tỷ lệ máy bay sở hữu phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn nhằm bảo đảm tính chủ động và hiệu quả trong khai thác;
- Đơn giản về cấu trúc và số lượng chủng loại, định hướng công nghệ mới, cân đối giữa tần suất bay và giá thành khai thác, ưu tiên đảm bảo tần suất bay dày và khả năng hoán đổi, điều tiết tải cung ứng phù hợp với chiến lược sản phẩm và tiếp thị lựa chọn;
- Bảo đảm tính cạnh tranh cao trong lựa chọn máy bay, động cơ và trang thiết bị, thực hiện đúng qui định của Nhà nước về đầu tư.
- Ưu tiên mục tiêu an toàn trong khai thác máy bay.
Định hướng chủng loại máy bay đến năm 2020, TCT sẽ có 3 dòng tàu bay chính theo tiêu chuẩn chung của quốc tế:
- Dòng tàu bay thân rộng 2 lối đi (280-300 ghế): sử dụng trên các đường bay quốc tế xuyên lục địa, các đường bay quốc tế có dung lượng lớn, tầm bay trên 5 giờ. Chủng loại này sử dụng công nghệ Airbus A350-900 và B787-9.
Định hướng, A350 sẽ được sử dụng chủ yếu trên các đường bay tới Mỹ, châu Âu; B787-9 sẽ khai thác trên các đường bay ngắn hơn tới Đông Bắc Á, châu Âu và Úc…
- Dòng tàu bay thân hẹp 1 lối đi (150-180 ghế): sử dụng trên các đường bay quốc tế khu vực, nội địa có tầm bay dưới 5 giờ với định hướng khai thác trên các đường bay nội địa có dung lượng khách tương đối lớn, các đường bay khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á,…có giờ bay từ 2-5 giờ, loại tàu bay lựa chọn A320/321.
- Dòng máy bay khu vực tầm ngắn (70 ghế): Dùng để khai thác trên các đường bay tầm ngắn, dung lượng vừa phải, do cơ sở hạ tầng sân bay, trong thời gian tới, Việt Nam vẫn duy trì khai thác nhiều sân bay nhỏ, không có khả năng tiếp nhận tàu bay lớn. Đồng thời, Vietnam Airlines sẽ xây dựng Hãng HK cổ phần trên cơ sở chuyển đổi VASCO theo mô hình hãng HK giá rẻ, tập trung khai thác các thị trường ngách có quy mô nhỏ và tới các sân bay hạn chế khả năng tiếp nhận tàu bay lớn.
3.4.4.4.Về an toàn an ninh HK, khai thác, kỹ thuật, dịch vụ và công nghệ thông tin
Về an toàn an ninh hàng không: Các hệ thống và quy trình kiểm tra an ninh sẽ được tăng cường cho mỗi chuyến bay. Cơ sở vật chất phục vụ an ninh HK cần được tăng cường theo hướng hiện đại hóa, kịp thời phát hiện các dấu hiệu khả nghi đe dọa an toàn của ngành HK và hành khách.