Nâng cao hoạt động của chính phủ (mà trực tiếp là ngân hàng nhà nước) trên thị trường ngoại hối.

Một phần của tài liệu Những biện pháp nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 30)

nhà nước) trên thị trường ngoại hối.

Thông qua cơ chế chính sách, các biện pháp quản lý hành chính của chính phủ có thể tác động đến hoạt động của thị trường hối đoái, quản lý các nguồn ngoại tệ trôi nổi trên thị trường, chống những hiện tượng đầu cơ, buôn bán

trái phép ngoại tệ, góp phần ổn định tỷ giá hối đoái. Để triển khai, hỗ trợ điều hành cơ chế tỷ giá trên, việc củng cố phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng - một kênh quan trọng để nhà nước điều tiết can thiệp mua, bán ngoại tệ nhằm cân đối cung cầu và thực hiện chính sách tỷ giá theo định hướng của nhà nước - là một yêu cầu có tính then chốt. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cần được hoạt động thông suốt, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian để tạo điều kiện cho các ngân hàng trong hoạt động mua bán ngoại tệ, qua đó giải quyết nhanh chóng nhu cầu thanh toán ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời các ngân hàng thương mại với tư cách là một ngành kinh tế tổng hợp cần phân tích, dự đoán và tư vấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về tỷ giá cũng như đưa ra các công cụ chống rủi ro trong thanh toán đối ngoại và cung cấp dịch vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, hoán đổi...cho các nhà xuất nhập khẩu nhằm bảo vệ kết quả kinh doanh của họ.

3.2.7 Những biện pháp tăng tiết kiệm

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: "Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước chủ trương huy động mọi nguồn vốn trong nước và ngoài nước để đầu tư phát triển, trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, vốn ngoài nước có ý nghĩa quan trọng, kết hợp tiềm năng sức mạnh bên trong với khả năng có thể tranh thủ bên ngoài..."

Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, nguồn vốn trong dân hiện nay có khoảng 6 tỷ USD. Qua điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục thống kê nguồn vốn này dược phân bố thành :

- 44% tiền để dành của dân là mua vàng và ngoại tệ.

- 17% tiền để dành của dân gửi tiết kiệm, chủ yếu là tiết kiệm ngân hàng. - 20% tiền để dành của dân để mua nhà, đất, cải thiện điều kiện sinh hoạt. - 19% tiền để dành của dân đầu tư vào các dự án, phần lớn là ngắn hạn.

Như vậy, chính phủ mới huy động được 36% vốn hiện có trong dân dành cho đầu tư phát triển. Nguyên nhân là do:

- Một số người dân có tiền không biết đầu tư trực tiếp vào đâu có hiệu quả nên khuynh hướng chọn đầu tư gián tiếp tốt hơn. Họ thích gửi tiết kiệm hơn là mở doanh nghiệp kinh doanh.

- Hình thức và biện pháp huy động vốn trong doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, các hộ kinh doanh cá thể còn nghèo nàn do :

+ Tuy nhà nước cho phép các doanh nghiệp huy động vốn trong dân với nhiều hình thức nhưng thực tế còn nhiều hạn chế.

+ Nhà nước cho phép doanh nghiệp nhà nước được phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhưng mới ở dạng thí điểm chưa triển khai được đại trà.

+ Doanh nghiệp huy động vốn của cán bộ công nhân viên, trả lãi cao hơn lãi xuất ngân hàng để hỗ trợ thêm cho người lao động không được cơ quan quản lý cấp trên đồng ý.

- Các hình thức huy động khác như tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiết kiệm đảm bảo bằng vàng, trái phiếu ngân hàng, ngân hàng nhận vốn uỷ thác đầu tư chưa phát huy tác dụng.

Xem xét những nguyên nhân trên, việc khuyến khích tiết kiệm trong nước cần được thực hiện thông qua các giải pháp sau:

A. Giải pháp khuyến khích tiết kiệm trong nước.

- Duy trì lạm phát ở mức một con số.

- Thực hiện chính sách lãi suất dương. Có vậy người dân mới yên tâm gửi tiết kiệm.

- áp dụng hình thức tiết kiệm bắt buộc, bằng chủ trương đúng, rõ ràng và thông qua thuế nhằm hạn chế tiêu dùng. Ví dụ: ở Singapo, người dân phải nộp 40% lương vào quỹ dự phòng.

- Củng cố hoàn thiện hệ thống chính sách tiền tệ an toàn, hiệu quả.

- Tạo niềm tin trong người dân từ sự ổn định của nền kinh tế và tạo môi trường đầu tư thuận lợi theo quy định của pháp luật để người dân yên tâm bỏ vốn vào đầu tư.

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, để mọi người dân ở bất cứ nơi nào đều có cơ hội bỏ vốn của mình vào đầu tư phát triển kinh tế, đa dạng hoá về thời gian, lãi suất trái phiếu, phương thức phát hành, đa dạng hoá hình thức trái phiếu vô danh.

- Tăng lãi suất tiết kiệm và thực hiện chính sách lãi suất ưu đãi cho đầu tư. - Cần áp dụng rộng rãi tài khoản cá nhân, thực hiện chế độ thanh toán linh hoạt để mọi người gửi tiền ở một vài nơi và rút ra ở bất cứ nơi nào.

- Tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong nước đăng ký hành nghề thuận lợi. - Khuyến khích các hộ gia đình ở các vùng nông thôn mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh ở từng vùng.

- Khuyến khích tư nhân trong nước đầu tư 100% vốn, góp vốn cổ phần xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội.

- Thực hiện chính sách xã hội hóa, đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế nhằm huy động thêm nguồn lực của người dân.

- Giáo dục lòng tự hào dân tộc để người dân sẵn sàng bỏ ra những đồng bạc cuối cùng gửi vào ngân hàng để từ nguồn sức dân này, chính phủ xây dựng những tập đoàn kinh tế lớn, chống đỡ với những dao động đột biến và làm chủ được nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Những biện pháp nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w