Duy trì chế độ tỷ giá linh hoạt có sự can thiệp của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Những biện pháp nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 27)

Chính sách tỷ giá phải đem lại hiệu quả cao, phải điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với cung cầu ngoại tệ trên thị trường hối đoái; phải tính đến quan hệ về sức mua của VNĐ với USD, cơ cấu nợ và khối lượng nợ nước ngoài, khuyến

khích xuất khẩu, khuyến khích huy động vốn nước ngoài đầu tư vào thị trường trong nước, vào sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm của ngân hàng nhà nước, tỷ giá nên được điều chỉnh dần theo mức tăng của giá cả để khuyến khích xuất khẩu đồng thời hướng tỷ giá chính yhức của VNĐ sát với giá cả của nó. Làm như vậy sẽ vừa tránh được sự bất ổn định vừa tránh được những lãng phí tài nguyên không đáng có mà vẫn đáp ứng được những đòi hỏi của sự thay đổi thị trường, đảm bảo được mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, không nên áp dụng chính sách phá giá để bù dắp thâm hụt cán cân thanh toán thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu. Bởi vì để đẩy mạnh xuất khẩu ngoài vấn đề tỷ giá còn phụ thuộc vào những nhân tố khác như: chất lượng, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, thủ tục về xuất nhập khẩu...mà ở Việt Nam những vấn đề này còn rất bức xúc. Chẳng hạn như: chất lượng cà phê của ta còn thua kém nhiều so với của n Độ, Inđônêxia nên khả năng cạnh tranh kém. Giá một tấn cà phê của ta thấp hơn hàng trăm USD so với các nước trên. Do vậy khả năng xuất khẩu của Việt Nam sẽ thấp và bị thua thiệt nhiều.

Mặt khác việc tăng tỷ giá sẽ làm giá thành sản phẩm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tăng lên, giảm sức cạnh tranh và đến lượt nó lại là yếu tố cản trở tăng xuất khẩu. Bởi vì trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam thì hàng nguyên vật liệu, máy móc chiếm tỷ trọng lớn. Như mặt hàng gạo chẳng hạn, xuất khẩu gạo có thể tăng nhờ giảm giá VNĐ, nhưng tổng thể chưa chắc đã có lợi, vì nếu tính tới việc nhập phân bón theo giá VNĐ thì giá gạo trong nước đã bị đẩy lên. Hơn nữa, do độ co giãn xuất nhập khẩu cũng như điều kiện kinh tế cụ thể của Việt Nam, hiệu ứng tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu khi phá giá Việt Nam đồng không thể hiện ngay và khó kiểm chứng hiệu quả của chúng. Bên cạnh đó, chính sách phá giá gây tâm lý bất ổn trong nền kinh tế, giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Mặt khác, tỷ giá tăng lên trước mắt nó là nguyên nhân trực tiếp làm cho gánh nặng về nợ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các nhà đầu tư tăng lên.

Trong giai đoạn hiện nay, việc lựa chọn chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý, điều tiết của nhà nước là thích hợp với tiến trình đổi mới nền kinh tế nước ta hiện tại và tương lai, cho phép chúng ta thực hiện một chính sách tiền tệ độc lập, vừa theo quy luật cung cầu tiền tệ, vừa phát huy vai trò quản lý, điều tiết linh hoạt của nhà nước để đạt được mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế tạo sự hài hoà giữa lợi ích xuất khẩu và lợi ích nhập khẩu, tác động tích cực tới cán cân thanh toán.

Một phần của tài liệu Những biện pháp nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w