Sản lượng lúa cả năm 1000 tạ 192250 310000 117750 161,

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI TRONG NHỮNG NĂM QUA (Trang 29 - 33)

Trong đó:

Vụ chiêm xuân 1000 tạ 78450 137464 59014 175,22

Vụ hè thu 1000 tạ 41440 73116 31667 176,44

Vụ mùa 1000 tạ 72360 99420 27060 137,4

Nguồn: Năm 1990 số liệu thống kê thuỷ lợi Việt Nam năm 1990 Năm 1999 số liệu tạp chí con số và sự kiện 12/1999

Hiệu quả từ công tác thuỷ lợi tác động đến nền nông nghiệp là rõ ràng, đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng nhất là thực hiện được mục tiêu lương thực, những chương trình trọng điểm ở đồng bằng Sông Cửu Long, chống lũ ở đồng bằng sông Hồng, các công trình trọng điểm miền Trung ... cũng đã đạt được những kết quả quan trọng tạo thế phát triển cho những năm sau.

Hiệu quả đầu tư phát triển Thuỷ lợi trong thời kỳ 1995 - 1999 trên một số vùng trọng điểm như sau:

Vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du Bắc Bộ với tổng vốn đầu tư vào thuỷ lợi là 1782 tỷ đồng. Kết quả đến hết năm 1999 tưới cho 1,49 triệu ha/vụ. Do diện tích đất đai được tưới tiêu hợp lý nên đã góp phần tăng năng suất lúa cũng như tăng sản lượng lúa. Nếu như năm 1995 năng suất lúa đạt 44,4 tạ/ha và sản lượng đạt 4,6 triệu tấn lương thực thì sang năm 1999 năng suất lúa đạt 55,3 tạ/ha và sản lượng đạt 5,5 triệu tấn.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong 5 năm 1995 - 1999 đã đầu tư 1428,718 tỷ đồng so với thời kỳ 1990 - 1994 thì những năm 1995 - 1999 vùng trọng điểm lúa của cả nước đã được Nhà nước quan tâm đầu tư rất nhiều tăng 103,8% so với 1990 - 1994. Với sự đầu tư

này cho đồng bằng sông Cửu Long nhiều công trình phát huy hiệu quả ngay đã giải quyết được việc tiêu úng, rửa mặn góp phần đưa diện tích lúa từ một vụ tăng lên 2 - 3 vụ, năng suất và sản lượng đều tăng lên một cách đáng kể như năm 1990 năng suất lúa chỉ đạt 36,7 tạ/ha, sản lượng 9,4 triệu tấn, năm 1995 năng suất lúa đạt 40,2 tạ/ha và sản lượng đạt 12,8 triệu tấn thì đến năm 1999 năng suất lúa đạt 40,9 tạ/ha và sản lượng đạt 15,6 triệu tấn. Vùng đồng bằng sông Cửu Long là trọng điểm lương thực hàng hoá có ý nghĩa quyết định đến cục diện phát triển lương thực của cả nước từ chỗ trước đây thiếu lương thực đến nay đã xuất khẩu được khối lượng lương thực tương đối lớn. Các công trình thuỷ lợi đã xây dựng có năng lực thiết kế tưới cho 3,7 triệu ha lúa vụ Đông Xuâ và Hè Thu trong thời kỳ 1995 - 1999, đưa diện tích tưới 2 vụ lên 3,2 triệu ha.

Các công trình thuỷ lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tạo nhanh khả năng phát triển trên diện tích rộng và hiệu quả sản xuất mang lại nhanh chóng, đồng loạt. Hệ thống kênh trục tiêu chua, rửa phèn với tổng chiều dài 6700 km kênh chính, 3000 km kênh nội đồng, 3000 km đê ngăn mạn ngăn lũ sớm, 200 cống ngăn mặn.

Không chỉ đem lại hiệu quả đối với sản xuất nông nghiệp mà ở đồng bằng sông Cửu Long với sự đầu tư vào thuỷ lợi đã mở rộng địa bàn khai hoang, ổn định sản xuất, bộ mặt nông thôn có sự thay đổi lớn, giao thông được mở rộng, môi trường nước được cải thiện góp phần thúc đẩy chương trình nước sinh hoạt nông thôn.

Các tỉnh miền Trung: Miền Trung là vùng thiên tai thường xuyên xảy ra như hạn hán, gió nóng, bão lũ... đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên liên tục trong các năm 1995 - 1999 đã được tập trung vốn với tỷ trọng cao, có nhiều công trình quy mô lớn. Với sự đầu tư như vậy cơ bản đã giải quyết được nạn hạn hán trước đây thường xuyên xảy ra do năng lực tưới cao, diện tích mặt hồ tăng lên tạo điều kiện cho việc nuôi trồng thuỷ sản và giải quyết được phần nào nước sinh hoạt cho nhân dân một số vùng như Bình Thuận, Ninh Thuận...

Khu vực miền núi miền Bắc: với tổng vốn đầu tư là 1009,021 tỷ đồng cho thời kỳ 1995 - 1999 một số công trình thuỷ lợi được đầu tư xây dựng đảm bảo công suất tưới cho vụ Đông Xuân là 10 vạn ha và vụ mùa là 21 vạn ha. Ngoài ra đã giải quyết được phần nào nước ăn vùng cao cho khoảng 30 vạn người thường thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô. Song miền núi có những địa hình rất phức tạp, công trình chưa được kiên cố nên sau mùa mưa lũ thường hư hỏng nặng nề, do vậy cần phải được kiên cố mới phát huy được hiệu quả cao. Một số hệ thống các kênh nội đồng tiêu và tưới chưa đồng bộ, một số tỉnh đầu tư của địa phương cho kênh nội đồng quá ít do đó nhiều trạm bơm không phát huy hết công suất chính vì vậy mà tại khu vực này việc khai thác các công trình thuỷ lợi chưa đem lại hiệu quả cao. Năm 1995 năng suất lúa đạt 28,6 tạ/ha, năm 1999 năng suất đạt 35,2 tạ/ha. Mặc dù có sự tăng lên về năng suất và sản lượng lúa qua các năm nhưng so với các vùng khác thì kết quả

Tây Nguyên: Nguồn vốn đầu tư vào thuỷ lợi ở Tây Nguyên đã hình thành lên trên 400 hồ chứa nước vừa và nhỏ, đảm bảo tưới cho trên 3 vạn ha Đông Xuân, 5 vạn ha lúa mùa và trên 2 vạn cây công nghiệp chủ yếu là cà phê. Ở Tây Nguyên với điều kiện địa hình của mình thì sản xuất nông nghiệp khó phát triển nhưng có lợi thế cho việc trồng trọt cây công nghiệp. Chính vì vậy nhờ hệ thống các hồ chứa tưới tiêu mà các cây công nghiệp ở đây rất phát triển sản xuất chủ yếu để xuất khẩu như cà phê, chè, hạt tiêu, ... thu được lợi nhuận cao, đời sống nhân dân đi vào ổn định.

Đông Nam Bộ: Trong 5 năm 1995 - 1999 đã đầu tư 1102,814 tỷ đồng vào việc xây dựng hệ thống công trình thuỷ lợi nhờ vậy đã phát huy tác dụng tưới tự chảy cho trên 4 vạn ha và tạo nguồn cho trên 3 vạn ha, đẩy mặn trên sông Sài Gòn để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho toàn vùng và đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả sản xuất nông nghiệp trong vùng cũng có sự chuyển biến tích cực năm 1995 năng suất lúa đạt 28,3 tạ/ha, sản lượng đạt 1,4 triệu tấn thì sang năm 1999 năng suất lúa đạt 31 tạ/ha, sản lượng đạt 1,56 triệu tấn.

Tóm lại được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước trong những năm qua ngành thuỷ lợi liên tục lớn mạnh, nhiều công trình xây dựng mới, tu sửa hoàn thành đưa vào phục vụ sản xuất đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, với sự cung cấp tưới tiêu hợp lý đã đưa sản lượng lương thực luôn vượt mức kế hoạch năm, tạo đà cho hoạt động xuất khẩu lương thực phát triển. Chính vì vậy trong mấy năm gần đây Việt Nam luôn đứng vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Ngoài ra với các công trình thuỷ lợi cung cấp nước sạch phục vụ sản xuất cho một số ngành, phục vụ cho khu công nghiệp, khu chế xuất và đáp ứng nhu cầu nước sạch cho nhân dân vùng cao. Với hệ thống đê kè thường xuyên được đầu tư tu bổ đã góp phần lớn phòng chống thiên tai, lũ lụt...

Tuy nhiên, những năm qua so với nhu cầu đầu tư thì vốn đáp ứng còn thấp, nhiều công trình quan trọng buộc phải giảm tiến độ (chống úng ở đồng bằng Sông Cửu Long còn chậm lại gần 4 vạn ha, một số trục kênh sông Hậu, chương trình ngọt hoá bán đảo Cà Mau tiến độ chậm các công trình ở miền núi và Tây Nguyên chỉ có thể thúc đẩy ở một số mức độ).

Suất đầu tư ở nước ta còn thấp so với thế giới nên công trình chưa có tính đồng bộ cao, mức bảo đảm còn thấp, công trình còn thô sơ, thiết bị chưa tiên tiến. Với những hạn chế đó nếu khắc phục sớm thì hiệu quả vốn đầu tư và thuỷ lợi sẽ đem lại cao hơn, đáp ứng đủ yêu cầu sản xuất và rút bớt thời gian thi công đưa công trình sớm vào hoạt động phát huy tác dụng, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

III-/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀO THUỶ LỢI

1-/ Những mặt đã làm được.

Trong 5 năm 1995 - 1999 tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào thuỷ lợi là 9872,957 tỷ đồng. Đây là lượng vốn khá cao được Đảng và Nhà nước ưu tiên vốn đầu tư. Với sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, gắn xây dựng cơ bản với các giải pháp thực

hiện mục tiêu, kết quả đạt được khá. Nhờ vậy nhiều công trình đã được bố trí đủ vốn để hoàn thành đúng tiến độ, góp phần phát triển sản xuất và phục vụ đời sống cho nhân dân.

Một số công trình đang thi công dở dang đã khai thác từng phần, kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp ở miền Trung, Tây Nguyên đạt kết quả tốt như hồ Việt An (Quảng Nam), Truồi (Thừa Thiên Huế), Bảo Đài (Quảng Trị), An Mã (Quảng Bình), Cao Lộc (Lạng Sơn), Sông Tiên (Hà Tĩnh), Cam Ranh (Khánh Hoà)...

Các dự án đại tu, sửa chữa nâng cấp ở đồng bằng sông Hồng miền Trung, miền núi phía Bắc được thúc đẩy đã tham gia tưới tiêu nước đạt kết quả tốt như hệ thống Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ, Bái Thượng, Đô Lương, Linh Cảm, Đồng Cam, Liễu Sơn, Bạch Hạc, Sông Cầu...

Nhiều công trình đã được đẩy nhanh tiến độ thi công, có công trình hoàn thành sớm hơn dự kiến, nhiều công trình được chuẩn bị tốt về mặt kỹ thuật để có thể khởi công vào năm 2000 như Lòng Sông (Bình Thuận), Đồng Tròn (Phú Yên), Duy Thành (Quảng Nam) ... và một số công trình sử dụng vốn dư của dự án ADB, WB.

Các chương trình trọng điểm như chương trình đồng bằng sông Cửu Long theo QĐ - 99 TTg, chương trình Tây Nguyên QĐ - 656 TTg, chương trình miền núi 960 - TTg, công tác đê điều phòng chống lụt bão, các công trình vượt lũ... đều đảm bảo an toàn trong mùa lũ lụt, đặc biệt năm 1999 mưa lũ lớn xảy ra ở miền Trung những công trình đã và đang xây dựng đều đảm bảo an toàn không xảy ra sự cố đáng tiếc.

Chương trình kiên cố hoá kênh mương: Không chỉ dựa vào nguồn vốn của Nhà nước, nhiều địa phương đã có mô hình tự ứng vốn, huy động nghĩa vụ lao động, thuỷ lợi phí để xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ, cung ứng hoá kênh mương nội đồng như các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Tuyên Quang, Sơn La... theo phương châm Trung ương, địa phương, Nhà nước và nhân dân cùng làm thuỷ lợi đạt kết quả khá.

Chương trình đê biển ở đồng bằng Sông Cửu Long được triển khai gắn liền với chương trình ngọt hoá ở các vùng ven biển, tạo thành hệ thống các công trình tạo nguồn, dẫn ngọt, tiêu úng, xổ phèn để mở rộng sản xuất. Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 89 tỷ đồng, cùng với ngân sách địa phương, sức dân đắp được trên 250 km đê.

Công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư đã tích cực chuẩn bị kỹ thuật cho những công trình thuỷ lợi lớn ở miền Trung và Tây Nguyên để đón chào thiên niên kỷ mới.

Với ưu điểm về công tác đầu tư xây dựng cơ bản vào thuỷ lợi đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, phục vụ cho một số ngành công nghiệp, đời sống của nhân dân được nâng lên.

2-/ Những tồn tại.

Bên cạnh những mặt được trong công tác đầu tư vào thuỷ lợi thì nó còn một số những tồn tại cần khắc phục:

Trước hết, miền núi Tây Nguyên là những vùng có nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn rất thiếu, thuỷ lợi chủ yếu phục vụ xoá đói giảm nghèo, ổn định dân đặc biệt là dân cư ở

vùng cao, để đảm bảo phát triển bền vững, ổn định trên đất dốc, nhưng đầu tư chưa ngang tầm, nhiệm vụ do công tác chuẩn bị kỹ thuật chưa kịp thời, thiếu cán bộ có năng lực, trình độ để điều hành thực hiện các dự án.

Nhà nước ưu tiên bố trí vốn lớn nhưng công tác chuẩn bị kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu, công tác đấu thầu, giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, chậm trễ... làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án.

Thiếu sự phối hợp các nguồn vốn của Bộ, của tỉnh và của Bộ ngành khác... đầu tư trên địa bàn, dẫn đến sự chồng chéo thiếu đồng bộ, hạn chế hiệu quả vốn đầu tư.

Các dự án ODA giải ngân chậm do các thủ tục xây dựng cơ bản chậm như đấu thầu, đền bù, giải phóng mặt bằng, thiết kế, tổ chức thực hiện chậm, lúng túng...

Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản còn thiếu đồng bộ, đặc biệt là sự phân cấp giữa trung ương và địa phương trên địa bàn chưa có những quy định cụ thể... chưa phát huy được nguồn lực của địa phương, tham gia đầu tư, trong lúc nguồn vốn cân đối của Trung ương không thể với tới, dẫn đến công trình thiếu đồng bộ giữa đầu mối, kênh chính và hệ thống thuỷ lợi nội đồng... hiệu quả khai thác thấp.

Công tác thông tin báo cáo thiếu kịp thời về thời gian thiếu đồng bộ về nội dung nên gặp khó khăn trong điều hành chỉ đạo, một số đơn vị thiếu nghiêm túc trong báo cáo, có một số Ban quản lý dự án đến tháng 2/2000 mới báo cáo thừa vốn, gây bị động trong điều hành.

Tóm lại, trên đây là toàn bộ thực trạng đầu tư phát triển thủy lợi tại Việt Nam trong những năm gần đây. Bên cạnh những việc đã làm được thì nó còn có những mặt yếu. Tuy nhiên công tác đầu tư phát triển thuỷ lợi đã đóng góp rất lớn tạo ra sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước thông qua việc thúc đẩy sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, bộ mặt nông thôn được cải thiện, môi trường, sinh thái và cơ sở hạ tầng cũng phát triển theo, cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn, vùng cao nâng cao điều kiện dân sinh kinh tế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI TRONG NHỮNG NĂM QUA (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w