BIỂU 9 SỐ LƯỢNG CÁC TRẠM BƠM PHỤC VỤ TƯỚI TIÊU CHO NÔNG NGHIỆP Đơn vị tính: cá

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI TRONG NHỮNG NĂM QUA (Trang 26 - 27)

Đơn vị tính: cái Năm Vùng kinh tế 1995 1996 1997 1998 1999 96/95 (%) 97/95(%) 98/95(%) 99/95(%) Cả nước 2753 2896 2941 3014 3117 105,19 106,83 109,48 113,22 1. Đồng bằng và Trung du sông Hồng 853 864 867 864 878 101,29 101,64 101,29 102,93 2. Đồng bằng Sông Cửu Long 121 149 152 157 162 123,14 125,62 129,75 133,88 3. Miền núi phía Bắc 734 741 742 782 800 100,95 101,09 106,54 108,99 4. Bắc Trung Bộ 768 817 836 847 874 106,38 108,85 110,29 113,8 5. Duyên hải miền Trung 210 254 266 291 314 120,95 126,67 138,57 149,52 6. Tây Nguyên 12 14 14 14 17 116,67 116,67 116,67 141,67 7. Đông Nam Bộ 55 57 64 59 72 103,64 116,36 107,27 130,91

Nguồn: Tổng cục thống kê - Nông lâm ngư nghiệp năm 1998

Với những kết quả trên đã góp phần rất lớn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giải quyết được nạn hạn hán ở một số vùng...

Trong giai đoạn 1995-1999 với sự quan tâm đầu tư vào đê điều, kết quả đạt được là hệ thống đê điều đã được hình thành có 7.700 Km gồm 5.700 Km đê sông, 2.000 Km đê biển, 3.000 Km bờ bao chống lũ đầu vụ ở đồng bằng sông Cửu Long. Trên các tuyến đê có 590 kè và 2.900 cống dưới đê.

Tiếp theo là số lượng lớn các hồ đập được hoàn thành trong giai đoạn này: 750 hồ chứa có dung tích từ 1.000.000 m3 trở lên, 10.000 hồ chứa nước nhỏ với tổng dung tích gần 30 tỉ m3.

Với số lượng lớn công trình thuỷ lợi hoàn thành đã cung cấp năng lực tưới với công suất lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trong năm 1995 năng lực tưới thiết kế là 3.000.000 ha, 1996 là 3.572.000 ha, 1997 là 3.725.000, 1998 là 3.704.000 ha, đến năm 1999 là 3.906.000 ha. Như vậy với sự đầu tư ngày một tăng qua các năm đã đem lại năng lực tưới cũng tăng và năng lực tưới năm 1999 tăng so với 1995 là 9,4%.

Tuy nhiên khi các công trình hoàn thành khi đi vào thực tế khai thác năng lực tưới vẫn chưa đạt hết công suất thiết kế (cụ thể xem biểu 9). Vì vậy để phát huy có hiệu quả hơn nữa của hệ thống công trình thuỷ lợi nên khai thác đạt công suất của nó.

Với năng lực tưới tiêu tăng lên trong cả nước, đã giải quyết được nạn hạn hán ở một số vùng và giải quyết tiêu úng ở một số vùng và tỉnh hay bị ngập úng tạo nền đưa sản xuất được tăng vụ (từ 1 vụ tăng lên 2-3 vụ) như một số vùng ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI TRONG NHỮNG NĂM QUA (Trang 26 - 27)