MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự (Trang 116)

luật hình sự năm 1999 (bao gồm hai loại có tính chất bắt buộc và tùy nghi).

Thứ hai, trong các điều luật này đã được sửa đổi, bổ sung về những cụm từ, căn cứ và những điều kiện để áp dụng đối với từng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự mà chúng tôi đã kiến nghị.

Thứ ba, để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xét xử và phù hợp với pháp luật hình sự các nước, cũng như thể hiện xu hướng nhân đạo hóa hơn nữa của pháp luật hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, trong Chương này chúng tôi cũng ghi nhận và đưa ra mô hình lý luận về những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đòi hỏi nhà làm luật nước ta cần ghi nhận bổ sung vào chế định này.

Do đó, Chương nói trên sẽ như sau: "Chương___

MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Điều... Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự (mới).

1. Miễn trách nhiệm hình sự là sự hủy bỏ hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi phạm tội cho người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện hành vi ấy, do cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền áp dụng tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng khi người này đáp ứng đầy đủ căn cứ pháp lý và những điều kiện do luật định.

2. Căn cứ vào các tình tiết cụ thể của vụ án, người được miễn trách nhiệm hình sự vẫn có thể phải chịu một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế về tố tụng hình sự, hành chính, dân sự hoặc lao động hay biện pháp kỷ luật.

3. Trong trường hợp cần thiết, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự có thể phải chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền tương ứng.

Điều... Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự (mới).

1. Căn cứ vào các tình tiết cụ thể tương ứng được quy định tại các điều từ Điều... đến Điều... Bộ luật này, người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong những trường hợp sau đây.

a) Do tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm.

b) Do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội và người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (hay còn gọi là "do sự chuyển biến của tình hình").

c) Khi do có quyết định đại xá.

d) Do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

đ) Người phạm tội có các tình tiết quy định tại khoản 3 Điều 80 Bộ luật này.

2. Căn cứ vào các tình tiết cụ thể tương ứng được quy định tại các điều từ Điều... đến Điều... Bộ luật này, người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi thuộc một trong những trường hợp sau đây.

a) Trước khi tội phạm bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm (hay còn gọi là "do sự ăn năn hối cải của người phạm tội").

b) Người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức tương ứng nhận giám sát, giáo dục.

d) Người phạm tội trốn khỏi nơi giam đã tự thú, khai báo rõ ràng và trong thời gian bỏ trốn không phạm tội mới.

đ) Người phạm tội là người già hoặc đang bị bệnh nặng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

e) Người phạm tội có các tình tiết quy định tại khoản 6 Điều 289, khoản 6 Điều 290 và khoản 3 Điều 314 Bộ luật này.

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm (Điều 19 Bộ luật hình sự năm 1999)

1. Giữ nguyên như trong Bộ luật hình sự năm 1999.

2. Người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức được miễn trách nhiệm hình sự nếu các biện pháp tích cực mà họ áp dụng đã ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm đến cùng của người thực hành (mới).

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự do sự chuyển biến của tình hình (khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999)

Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự (sửa đổi, bổ sung).

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự do có quyết định đại xá (khoản 3 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999)

Giữ nguyên như trong Bộ luật hình sự năm 1999.

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (mới)

Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự nếu tính từ ngày tội phạm được thực hiện đã qua một thời hạn nhất định tương ứng với từng loại tội phạm quy định tại Điều 23 Bộ luật này.

Người phạm tội gián điệp được quy định tại Điều 80 Bộ luật này nếu đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao mà tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được miễn trách nhiệm hình sự.

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự do sự ăn năn hối cải của người phạm tội (khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999)

Giữ nguyên như trong Bộ luật hình sự năm 1999.

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội (khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999)

Người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, gây thiệt hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức tương ứng nhận giám sát giáo dục, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự (sửa đổi, bổ sung).

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự cho sự hòa hoãn giữa người phạm tội và người bị hại (mới)

Người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng, gây thiệt hại không lớn, nhưng nếu người đó đã hòa hoãn được với người bị hại và tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại đã gây ra, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội trốn khỏi nơi giam (mới)

Người phạm tội quy định tại Điều 311 Bộ luật này, nhưng đã tự thú, khai báo rõ sự việc và trong thời gian lẩn trốn không phạm tội mới, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử.

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội đưa hối lộ (mới)

Người phạm tội đưa hối lộ được quy định tại Điều 289 Bộ luật này tuy không bị ép buộc, nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì có

thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội làm môi giới hối lộ (mới)

Người phạm tội làm môi giới hối lộ được quy định tại Điều 290 Bộ luật này, tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội không tố giác tội phạm (mới)

Người phạm tội không tố giác một trong các tội phạm được quy định tại Điều 314 Bộ luật này, nhưng đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tới mức thấp nhất tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Điều... Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội là người già hoặc đang bị bệnh nặng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ (mới)

Người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, nhưng gây thiệt hại không lớn là người già hoặc đang bị bệnh nặng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

* * *

Như vậy, lập luận khoa học và luận chứng cho các quy phạm trong mô hình lý luận trên đây về chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam có thể nhận thấy qua một số điểm sau đây:

Thứ nhất, việc ghi nhận các điều luật trong mô hình lý luận trên sẽ góp phần đảm bảo được sự nhận thức và áp dụng thống nhất pháp luật hình sự của các cơ quan và người có thẩm quyền đối với một loạt vấn đề mà cho đến nay chưa được điều chỉnh trong Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta. Đó là:

- Đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm miễn trách nhiệm hình sự là gì và khẳng định bản chất pháp lý chung của chế định này.

- Phân định rõ những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự bắt buộc và những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự tùy nghi (lựa chọn).

- Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xét xử và đã thể hiện trong văn bản hướng dẫn thống nhất có tính chất chỉ đạo của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 về việc Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự đã khẳng định người được miễn trách nhiệm hình sự vẫn có thể phải chịu một hay nhiều biện pháp cưỡng chế về tố tụng hình sự, hành chính, dân sự hoặc lao động hay biện pháp kỷ luật.

- Quy định rõ tùy từng trường hợp, nếu thấy cần thiết việc giao người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự cho gia đình hoặc cơ quan tổ chức tương ứng giám sát, giáo dục, qua đó thể hiện sự kết hợp giữa biện pháp cưỡng chế về hình sự với các biện pháp tác động xã hội khác trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội.

- Ghi nhận trường hợp miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm (Điều 19) đối với tất cả các loại người đồng phạm (người thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức). Đồng thời, thay cụm từ "việc phạm tội" bằng cụm từ "tội phạm" để đảm bảo tính chính xác và phù hợp với thực tiễn áp dụng.

- Thay cụm từ "hoặc" bằng cụm từ "" trong trường hợp miễn trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 - "do sự chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội hoặc hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa". Bởi lẽ, có như vậy mới phù hợp với thực tiễn và hơn nữa, dấu hiệu về nhân thân của người phạm tội thường gắn liền với dấu hiệu hành vi phạm tội và ngược lại, hành vi phạm tội phần nào đã phản ánh chính xác về nhân thân của người phạm tội đó.

- Bổ sung các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự chưa được Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành ghi nhận mà thực tiễn xét xử nước ta đã thừa nhận, áp dụng và một số trường hợp đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật, cũng như để phù hợp với pháp luật hình sự các nước và xu hướng nhân đạo hóa trong pháp luật hình sự Việt Nam. Cụ thể, đó là miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội trốn khỏi nơi giam, miễn trách nhiệm hình sự do sự hòa hoãn giữa người bị hại và người phạm tội, miễn trách nhiệm do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội là người già hoặc đang bị bệnh nặng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ...

- Sửa đổi câu chữ, thêm bớt cụm từ trong từng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự (và trong mô hình lý luận) cho chặt chẽ, chính xác, đầy đủ và phù hợp với thực tiễn áp dụng các quy định này.

Thứ hai, các quy định tại mô hình lý luận trên đều thể hiện tính chính xác về mặt khoa học vì dựa trên cơ sở lý luận đúng đắn và các nguyên tắc của luật hình sự (như: dân chủ, công bằng, nhân đạo...) trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, đồng thời đảm bảo tính nhất quán về mặt logic pháp lý. Bởi lẽ, tên gọi của Chương mới "Về miễn trách nhiệm hình sự" hoàn toàn phản ánh đúng đắn bản chất pháp lý chung, đầy đủ và toàn diện của tất cả những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự quy định trong Chương ấy. Bản chất pháp lý này được khẳng định dứt khoát tại điều luật ghi nhận về khái niệm miễn trách nhiệm hình sự.

Thứ ba, việc xây dựng một chương độc lập về miễn trách nhiệm hình sự với đầy đủ những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có nội dung chặt chẽ và chính xác sẽ góp phần rất quan trọng giúp cho các cơ quan và người có thẩm quyền trong các cơ quan tiến hành tố tụng (như điều tra viên, kiểm sát

viên, thẩm phán...) áp dụng các quy định tương ứng này được đúng đắn và chính xác trên thực tế.

Ngoài ra, bên cạnh giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự, để các quy định về miễn trách nhiệm hình sự này được áp dụng khả thi trên thực tế, đòi hỏi cần có một số giải pháp khác nâng cao hơn nữa hiệu quả thực thi các quy định này, đồng thời thực hiện mục đích cao hơn là góp phần giáo dục và phòng ngừa chung, đảm bảo tất cả mọi quyết định áp dụng miễn trách nhiệm hình sự đều có căn cứ, hợp pháp và đúng pháp luật, cũng như không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh khả năng tái phạm hoặc vi phạm pháp luật của người phạm tội sau khi được miễn trách nhiệm hình sự.

Một phần của tài liệu Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)