PHƯƠNG THỨC Ở VIỆT NAM
1. Cơ sở pháp lý:
- Nghị định 125/2003/NĐ-CP của Chính phủ về VTĐPT ký ngày 29/10/2003. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2004
- Luật hàng hải Việt Nam 2005: trong trường hợp trong hành trình vận tải ĐPT có vận tải biển.
2. Trách nhiệm của MTO
2.1. Thời hạn trách nhiệm:
Từ khi tiếp nhận hàng để chở đến khi giao hàng cho người nhận
2.2. Cơ sở trách nhiệm:
+ MTO chịu trách nhiệm về: Mất mát, hư hỏng, Chậm giao hàng
+ Mất: nếu không được trả trong vòng 90 ngày liên tục sau ngày giao hàng đã thoả thuận hoặc thời gian hợp lý, trừ trường hợp người kinh doanh VTĐPT có bằng chứng chứng mình ngược lại
+ Miễn trách
- Bất khả kháng
- Do lỗi của người gửi hàng
- Bao bì, ký mã hiệu không đầy đủ
- Việc xếp dỡ, giao nhận, chất xếp hàng hoá dưới hầm tàu do người gửi hàng, người nhận hàng hoặc đại diện của họ làm - Ẩn tỳ hoặc tính chất tự nhiên vốn có của hàng hoá
- Đình công, bế xưởng. bị ngăn chặn sử dụng một bộ phận hoặc toàn bộ nhân công
Có vận đường biển hoặc thuỷ nội địa thì được miễn trách: + Lỗi hàng vận
2.3. Giới hạn trách nhiệm
+ Đối với mất mát và hư hỏng
-Có vận tải biển hoặc thuỷ nội địa tham gia:
666,67 SDR/kiện hoặc đơn vị 2 SDR/ kg hàng hoá cả bì
- Không có vận tải biển hoặc thuỷ nội địa:
8,33 SDR/kg hàng hoá cả bì
+ Chậm giao hàng: tiền cước vận chuyển theo hợp đồng VTDPT
3. Khiếu nại và kiện
Khiếu nại
+ Thời hạn khiếu nại do hai bên thoả thuận trong hợp đồng VTĐPT + Nếu không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại là 90 ngày kể từ khi
hàng được giao xong cho người nhận hoặc sau ngày hàng đáng lẽ phải được giao theo quy định trong hợp đồng
Khởi kiện: Thời hạn khởi kiện là 9 tháng kể từ khi hàng hoá được giao trả xong cho người nhận hàng hoặc sau ngày hoặc đáng lẽ phải được giao.