Mối quan hệ giữa TCDN và tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ VÀ DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 30 - 34)

Hoạt động tài chính là bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Xét về mặt tài chính thì tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp. Và ngược lại tài chính doanh nghiệp cũng tác động không nhỏ đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Giữa chúng có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau hết sức chặt chẽ thường xuyên và liên tục.

Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp được đặc trưng thông qua bốn nhóm chỉ tiêu sau :

- Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán : Nhóm chỉ tiêu này đóng vai trò là thước đo khả năng thanh toán, khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nó không những cho thấy được phạm vi và quy mô của các khoản nợ của doanh nghiệp mà còn cho thấy vì khả năng trang trải những khoản nợ trên cơ sở số tài sản mà doanh nghiệp hiện có đặc biệt là TSLĐ có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời hạn trả nợ.

- Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính cho thấy kết chuyển vốn của dn và kết chuyển tài sản của doanh nghiệp như vậy là đã hợp lý chưa, đã tối ưu chưa.

- Nhóm các chỉ tiêu về về hoạt động : các chỉ tiêu này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn. Tài sản của một doanh nghiệp thông qua việc so sánh giữa doanh thu đạt được trong kỳ với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau. Nói cụ thể hơn là nó cho biết doanh nghiệp khai thác, sử dụng, nguồn lực hiện có với hiệu quả như thế nào, các vòng quay của vốn như vòng quay VLĐ, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay toàn bộ vốn…mỗi năm quay được bao nhiêu vòng và từ đó so sánh với mức trung bình của ngành là cao hay thấp.

- Nhóm chỉ tiêu về khách hàng sinh lời : Để nhóm chỉ tiêu này là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. Nó là đáp số cuối cùng của hiệu quả kinh doanh và cho thấy được kết quả đó là cao hay thấp so với mức trung bình của toàn ngành. Từ đó giúp cho các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai.

Trong mối quan hệ giữa tài chính dịch vụ với tiêu thụ sản phẩm, sự tác động của tiêu thụ sản phẩm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể thấy rõ trên các chi tiêu đặc trưng của nó.

Tiêu thụ sản phẩm mạnh mẽ làm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm dẫn tới tăng vòng quay của VLĐ, rút ngắn kỳ thu tiền trung bình, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Từ đó làm tăng lợi nhuận, tăng doanh lợi vốn nghĩa là tưng khả năng sinh lời của doanh nghiệp…Điều này góp phần làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp thay đổi theo hướng an toàn và có lợi. Đồng thời với việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sẽ tác động rất lớn đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp từ dó mà tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng ổn định và vững mạnh.

Ngược lại tiêu thụ sản phẩm chậm hoặc không tiêu thụ sản phẩm sẽ làm giảm vòng quay của vốn vận tải hàng hoá, vốn lưu động, giảm hiệu suất sử dụng của tài sản, hơn nữa tiêu thụ sản phẩm chậm sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm, doanh lợi vốn giảm….Tiêu thụ sản phẩm chậm sẽ làm cho một khối lượng lớn vốn kinh doanh của doanh nghiệp bị ứ đọng dẫn đến thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh buộc các doanh nghiệp phải đi vay để đáp ứng nhu cầu vốn. Điều này sẽ làm tăng tỷ trọng vốn vay. Kết chuyển tài chính của doanh nghiệp thay đổi theo hướng bất lợi. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ đưa doanh nghiệp đến tình trạng mất khả năng thanh toán và dẫn đến phá sản.

Trên đây là sự tác đọng của tiêu thụ sản phẩm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tài chính doanh nghiệp cũng có tác động trở lại đến công tác tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Thông qua vai trò của mình, tài chính doanh nghiệp tổ chức việc huy động vốn và phân phối nguồn vốn đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh để có thể sản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm với quy cách, mẫu mã, chất lượng phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, góp phần nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp.

Mặt khác tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp trong việc lựa chọn các phương án sản xuất với chi phí sản xuất hợp lý và đảm bảo sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt với mức giá thành thấp nhất. Từ đó các doanh nghiệp.

Có thể định ra giá bán thấp hơn mặt bằng giá cả của các sản phẩm cùng loại trên thị trường, tạo ra thế mạnh trong cạnh tranh, công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ thuận lợi và nhanh chóng.

Hơn nữa thông qua các chỉ tiêu tài chính giúp cho các nhà quản lý nắm rõ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình tiêu thụ sản phẩm và thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Cũng từ những chỉ tiêu đó các nhà hoạch định mới có thể xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chất lượng lại một cách khoa học hợp lý và sát với thực tế hơn.

Ngoài ra tài chính doanh nghiệp còn sử dụng các công cụ sắc bén của mình như tiền lương, tiền thưởng….để kích thích sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất cho nhu cầu thị trường, khuyến khích nhân viên bán hàng phát huy khả năng của mình trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Tài chính doanh nghiệp còn sử dụng các công cụ như giá bán, chiết khấu…để kích thích tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp.

Như vậy, khi có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế tập trung, bao cáp sang cơ chế kinh tế thị trường không những đã làm cho mối quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ và thể hiện một cách rõ nét hơn, mà nó còn khẳng định vị trí và vai trò to lớn của tài chính doanh nghiệp đôi với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và với công tác tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Nhận thức được vấn đề này các doanh nghiệp cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả của tài chính doanh nghiệp, đưa tài chính doanh nghiệp về vị trí xứng đáng của nó đặc biệt là trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ VÀ DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w