Giảm thiểu tác động môi trường của chất thải rắn

Một phần của tài liệu -Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường -DỰ ÁN KHAI THÁC CHẾ BIẾN ĐÁ VÀ SÉT HÀ NỘI 1999 (Trang 31)

Chất thải rắn chủ yếu của mỏ là đất đá thải, do vậy để giảm thiểu tác động có thể áp dụng các biện pháp:

- Quy hoạch bãi thải hợp lý, đúng kỹ thuật.

- Có phương án quản lý đất mầu phục vụ cho công tác hồi phục môi trường sau khai thác. - Thu gom các loại chất thải rắn khác.

5.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái

Việc khai thác mỏ nói chung, khai thác, chế biến đá, sét nói riêng được phát triển sẽ tác động rất lớn đến môi trường sinh thái khu vực bởi các hoạt động tất yếu của nó như xây dựng hệ thống giao thông, hạ tầng cơ sở và đặc biệt là việc hình thành khai trường, bãi thải. Do vậy cần có những biện pháp giảm thiểu thích hợp như:

- Trong quá trình quy hoạch, thiết kế khu mỏ cần quan tâm đến môi trường sinh thái vốn có của hệ động thực vật tại nơi thực hiện Dự án. So sánh đánh giá lợi hại giữa các vị trí được đưa ra nhằm chọn vị trí tối ưu cho Dự án ít bị ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

- Khống chế những tác động có hại tới điều kiện sinh thái tự nhiên bằng giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Ðây là một yếu tố rất quan trọng cần phải được quan tâm.

- Các giải pháp kỹ thuật, quản lý thích hợp để hạn chế được sự phá cân bằng sinh thái. 5.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường kinh tế - xã hội - nhân văn

Như trên đã trình bày, các tác động đến môi trường kinh tế xã hội và nhân văn là đáng kể. Do vậy cần phải có các biện pháp thích hợp để giảm thiểu các tác động trên, trong đó chú ý đặc biệt đến những vấn đề sau:

- Có phương án di dân, đền bù một cách hợp tình, hợp lý và phù hợp với quy định hiện hành của chính phủ.

- Cơ cấu việc làm cho người dân địa phương chịu tác động của dự án. - Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp cho khu định cư mới... 5.5. Hoàn phục môi trường sau khai thác

Hoàn phục môi trường sau khai thác sẽ bao gồm việc đưa môi trường tự nhiên (đất, nước, sinh thái - cảnh quan) của khu vực mỏ trở về hoặc chuyển sang một trang thái tốt nhất có thể đồng thời giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường văn hoá, kinh tế - xã hội như việc làm của người lao động, điều kiện sinh sống tiếp theo của gia đình công nhân viên, ...

Xây dựng phương án hoàn phục môi trường phải tuân thủ một số nguyên tắc chung như sau:

- Phương án hoàn phục phải đề cấp ngay khi nghiên cứu thiết kế mỏ.

- Quá trình hoàn phục phải tiến hành song song với quá trình sản xuất và tuân thủ các luật pháp có liên quan (Luật đất đai, luật rừng, luật nước...).

- Phải tôn trọng đặc thù phong tục, tập quán văn hoá xã hội của địa phương.

- Phải hạn chế đến mức thấp nhất tác động của chất thải trong quá trình khai thác đến các yếu tố tự nhiên như địa hình, địa mạo, sinh thái, cảnh quan, ...

- ÍT GÂY xáo trộn nhất về mặt kinh tế - xã hội của khu vực.

Nội dung và biện pháp hoàn phục môi trường khi ngừng khai thác các mỏ đá, sét bao gồm:

a. Công tác chuẩn bị

- Thống nhất về những công trình bàn giao để địa phương quản lý và sử dụng. Tháo dỡ và di chuyển thiết bị và công trình không cần thiết,

- Chuẩn bị phương án san lấp (hoặc rào chắn) các hầm, hố, hào, rãnh đề phòng tai nạn cho người và súc vật.

b. Khôi phục, cải tạo địa hình - cảnh quan

Yêu cầu khôi phục và cải tạo địa hình ổn định và phù hợp với cảnh quan cho nhu cầu sử dụng tiếp theo:

- San lấp mặt bằng công nghiệp để tạo cảnh quan khu vực có bãi cỏ, hồ nước và đồi... Ðối với các đồi, bãi thải đá cũng như hồ nước phải có các bậc thàng và độ dốc thích hợp để ổn định bờ dốc tránh sụt lở khi mưa gió.

- Bố trí hợp lý hệ thống thoát nước nhằm bảo vệ địa hình sau khi đã khôi phục cải tạo. - Lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng hay theo thiết kế khuôn viên nếu dự kiến chuyển thành khu du lịch hoặc điều dưỡng...

c. Quản lý đất màu và hoàn thổ đất trồng

Ðây là yếu tố rất quan trọng trong khai thác lộ thiên, đặc biệt là với các vùng mỏ có diện tích đất trồng hẹp (như trong các mỏ đá) hoặc trong khu vực có lớp đất phủ dày và tầng quặng mỏng (trong khai thác sét gạch ngói). Quản lý đất màu và hoàn thổ đất trồng gồm các nội dung như sau:

- Lớp đất phủ sau khi bóc phải được thu gom vào một khu vực để bảo quản, không được để lẫn với các lớp đất đá, cuội sỏi khác và phải có biện pháp để phòng ngừa bị rửa trôi khi mưa gió.

- Lớp đất phủ được thu gom phải nhanh chóng được sử dụng để hạn chế sự phát triển của cây dại cũng như các loại sinh vật khác (có trong đất phủ), nghĩa là tận dụng lớp đất màu,

công tác hoàn thổ phải tiến hành đồng thời trong giai đoạn đang khai thác ở những khu vực đã khai thác xong. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong trường hợp lớp đất màu không được sử dụng ngay thì phải thu gom riêng rẽ với lớp đất phủ và đất đá thải. Các bãi đất phủ nên lựa chọn ở những địa điểm có tầng nền và địa hình thích hợp.

- Khi hoàn thổ xong phải tiến hành các biện pháp nhằm hạn chế sự rửa trôi hoặc thoái hoá đất.

d. Vấn đề môi trường kinh tế, văn hoá - xã hội

Ðây là một trong những vấn đề phức tạp nhất khi mỏ ngừng khai thác hoàn toàn, bởi một lực lượng lớn lao động sẽ bị dôi dư và hình thành các cụm dân cư mới là các gia đình của công nhân viên.

Việc bố trí lao động và giải quyết vấn đề dân cư mới sẽ có thể bằng những biện pháp như sau:

- Tạo việc làm mới ở những mỏ mới (thích hợp nhất là cùng loại mỏ và khoáng sản). - Tạo ra những việc làm mới trong các ngành kinh tế khác.

- Thảo luận và thống nhất với địa phương trong việc hình thành các cụm dân cư mới là gia đình công nhân mỏ và tạo cơ hội để họ có điều kiện hoà nhập với cộng đồng dân cư địa phương về nếp sống, văn hoá, tập tục, ...

Chương 6

Chương trình quản lý và quan trắc, giám sát môi trường

Yêu cầu: Phần nội dung này phải đề xuất được các biện pháp quản lý và giám sát,

quan trắc môi trường nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường đã được nêu trong chương 5, đồng thời kịp thời phát hiện những kiếm khuyết trong quá tình thực hiện cũng như những biểu hiện suy thoái, ô nhiễm môi trường do dự án gây ra để kịp thời điều chỉnh, ngăn chặn.

Do vậy phải đảm bảo nguyên tắc sau:

- Những đề xuất dưới góc độ quản lý môi trường phải hết sức cụ thể và phù hợp với trình độ tổ chức, quản lý của cơ sở.

- Những đề xuất về giám sát môi trường chỉ nên tập trung vào những thành phần môi trường, những chỉ tiêu môi trường chịu tác động của dự án.

- Ðiều cần lưu ý là dự án phải chịu hoàn toàn kinh phí cho những hoạt động nói trên nên trong phần này cũng cần nêu lên những dự toán kinh phí cần thiết nhằm đảm bảo cho các hoạt động nói trên.

6.1 Chương trình quản lý môi trường

Với tầm quan trọng của công tác quản lý môi trường nêu trên, phần nội dung này cần đề cập đến các hoạt động của cơ sở dưới góc độ bảo vệ môi trường và thông thường bao gồm:

- Mô hình tổ chức, cơ cấu nhân sự cho công tác quản lý môi trường.

- Lập kế hoạch quản lý, triển khai các công tác bảo vệ môi trường tương ứng cho các giai đoạn: xây dựng mỏ, hoạt động và ngừng hoạt động (đóng của mỏ).

- Kế hoạch đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức môi trường. 6.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường

Giám sát, quan trắc môi trường cần phải được tiến hành một cách liên tục trong suốt quá trình hoạt động của dự án. Chương trình giám sát, quan trắc môi trường cần xác định rõ: - Ðối tượng, chỉ tiêu quan trắc môi trường.

- Thời gian và tần suất quan trắc. - Nhu cầu thiết bị quan trắc. - Nhân lực phục vụ cho quan trắc.

- Dự trù kinh phí cho quan trắc môi trường.

Các điểm quan trắc, giám sát môi trường phải được thể hiện trên bản đồ có độ chính xác thích hợp. Số liệu quan trắc môi trường phải được chủ dự án cập nhật, lưu giữ.

Một phần của tài liệu -Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường -DỰ ÁN KHAI THÁC CHẾ BIẾN ĐÁ VÀ SÉT HÀ NỘI 1999 (Trang 31)