Các công trình văn hoá lịch sử trong khu vực thực hiện dự án có thể bị tác động cần được mô tả và đánh giá cụ thể về các mặt: địa điểm, loại công trình, niên đại và giá trị tinh thần cũng như vật chất của công trình. Việc đánh giá tác động của dự án đối với các công trình văn hoá lịch sử và khảo cổ phải đề cập tới các tác động gây nứt nẻ, lún sụt công trình và đồng thời kiến nghị kế hoạch và biện pháp bảo vệ các công trình văn hoá lịch sủ trong khu vực dự án.
4.6. Ðánh giá rủi ro, sự cố
Ngoài các biện pháp phòng chống sự cố chung như: chống sét, chống chập điện, cần phải đánh giá khả năng nẩy sinh các tai nạn lao động như đá lăn, đá văng, chấn động do nổ mìn, ... Ðể đánh giá được các tác động này, thông thường sử dụng các phương pháp xác định khoảng cách an toàn về chấn động, đá văng do nổ mìn và phương pháp tính toán ổn định bờ moong khai thác, bãi thải đất đá.
Ngoài ra những nội dung nêu trên cần đánh giá khả năng xảy ra sự cố ngập lụt vào mùa mưa kéo theo các hậu quả ô nhiễm do nước mưa chảy tràn tạo nên (tràn nước thải, lấp đường cống thoát, ...).
Chương 5
Các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đến môi trường
Yêu cầu: Căn cứ vào các tác động môi trường nêu trong chương 4, đề xuất một cách
cụ thể, khả thi các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm thiểu tới mức có thể các tác động môi trường do việc thực hiện dự án gây nên.
Các biện pháp giảm thiểu được đề xuất phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Giảm thiểu tới mức tối đa trên cơ sở công nghệ khai thác được dự án áp dụng.
- Do đặc thù của hoạt động khai thác, chế biến đá, sét, các biện pháp giảm thiểu cần tập trung trước hết vào việc giảm thiểu tác động đến cảnh quan, môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí.
- Ðối với việc giảm thiểu các tác động môi trường cảnh quan có thể xem các biện pháp hoàn thục môi trường sau khai thác là một giải pháp tích cực và khả thi. Có biện pháp phù hợp đối với những tác động môi trường không thể khắc phục hoặc giảm nhẹ. - Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được thực thi suốt cả quá trình chuẩn bị, xây dựng, hoạt động và ngừng hoạt động (đóng cửa mỏ).
Như đã phân tích ở chương 4, các tác động của Dự án đến môi trường xuất phát từ việc thải các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép vào môi trường và các sự cố phát sinh trong quá tình hoạt động của dự án. Do vậy, để giảm thiểu các tác động của Dự án đến môi trường cần phải khống chế ô nhiễm do các chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra sự cố. Việc khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải của Dự án được tiến hành bằng cách kết hợp các biện pháp sau:
• Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và sự cố.
• Biện pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm và xử lý chất thải.
• Biện pháp hoàn thục môi trường sau khai thác.
• Biện pháp quản lý và quan trắc môi trường. 5.1. Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và sự cố
Ðây là một trong những biện pháp rất quan trọng vì nó cho phép làm giảm lượng chất thải ngay tại nguồn và khắc phục được những ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường do các chất thải ô nhiễm gây ra. Biện pháp này có thể được thực hiện theo các chiều hướng sau:
+ Quy hoạch hợp lý tổng mặt bằng của Dự án trên cơ sở xem xét đến các vấn đề môi trường có liên quan như:
- Xác định vành đai an toàn của khu mỏ với khu vực dân cư xung quanh.
- Bố trí hợp lý các khu vực khai thác, các khu phụ trợ, khu kho chất nổ, bãi xe, khu hành chính.
+ ÁP DỤNG công nghệ, thiết bị tiên tiến đặc biệt là loại chất nổ và kỹ thuật nổ mìn gây tác động tiếng nổ và chấn động thấp.
+ Nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành thiết bị công nghệ, định lượng chính xác nguyên vật liệu, nhiên liệu để quá trình diễn ra ở mức độ ổn định cao, giảm bớt lượng chất thải, ổn định thành phần và tính chất của chất thải tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và xử lý chất thải.
+ Phòng tránh sự cố: Ðể phòng tránh, hạn chế việc phát sinh sự cố trong hoạt động khai thác, chế biến đá, sét có thể nghiên cứu áp dụng các biện pháp sau:
- Các biện pháp phòng tránh sạt lở bờ moong khai thác và bãi thải.
- Các biện pháp quản lý, kỹ thuật tránh các tai nạn do nổ mìn gây ra (chấn động, đá văng): Hộ chiếu nổ mìn rõ ràng hợp lý, khoanh định vành đai an toàn cho mỏ, xác định khoảng cách an toàn cho nổ mìn...
- Các biện pháp quản lý chất thải rắn.
5.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường vật lý