0
Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Môn: ĐỊA LÝ

Một phần của tài liệu GA-LỚP4-TUẦN 13-CKTKN-KNS 10-11 (Trang 25 -27 )

II/ Đồ dùng dạy học:

Môn: ĐỊA LÝ

Tiết 13: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

I/ Mục tiêu:

- Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là ngườ Kinh.

- Sử dụng tranh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ: + Nhà thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao,….

+ Trang phục truyền thống của nam là quần trắng,áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Tranh, ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ĐBBB

III/ Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Đồng bằng Bắc Bộ

Gọi hs lên bảng trả lời:

1) ĐBBB do những sông nào bồi đắp nên? 2) Trên bản đồ ĐBBB có hình dạng gì? Địa hình của ĐBBB như thế nào?

Nhận xét, cho điểm

B/ Dạy-học bài mới:

1) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta

sẽ tiếp tục tìm hiểu về ĐBBB để biết người dân ở ĐBBB có những phong tục truyền thống đáng quý nào?

2. Bài mới:

2 hs lần lượt lên bảng trả lời

1) ĐBBB do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp

2) Trên bản đồ ĐBBB có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, địa hình ở ĐBBB khá bằng phẳng.

- Lắng nghe

Trường Tiểu học “B” Long Giang

* Hoạt động 1: Chủ nhân của đồng bằng

- Gọi hs đọc mục 1 SGK/100

- ĐBBB là nơi đông dân hay thưa dân? - Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào?

- Y/c hs thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: (2 nhóm thảo luận 1 câu)

1) Làng của người Kinh ở ĐBBB có đặc điểm gì?

2) Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh. Vì sao nhà ở có đặc điểm đó?

3) Làng Việt cổ có đặc điểm gì?

4) Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân ĐBBB có thay đổi như thế nào?

Kết luận: Trong năm, ĐBBB có hai mùa nóng và lạnh. Mùa đông thường có gió mùa đông bắc mang theo không khí lạnh từ phương bắc thổi về, trời lạnh và ít nắng; mùa hạ nóng, có gió mát từ biển thổi vào. Người dân thường làm nhà quay về hướng Nam để tránh gió rét và đón ánh nằng vào mùa đông, đón gió biển thổi vào mùa hạ. đây là nơi hay có bão làm đổ nhà cửa, cây cối nên người dân phải làm nhà kiên cố để có sức chịu đựng được bão.

Ngày nay, nhà cửa của người dân có nhiều thay đổi, làng có nhiều nhà hơn trước. Nhiều nhà xây cao hai, ba tầng, nền lát gạch hoa như ở TP. các đồ dùng trong nhà tiện nghi hơn.

* Hoạt động 2: Trang phục và lễ hội

- Gọi hs đọc mục 2 SGK/84

- Dựa vào thông tin và các tranh, ảnh trong SGH, các em hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:

+ Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết.

+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB.

- 1 hs đọc to trước lớp - Đông dân nhất cả nước - Chủ yếu là dân tộc Kinh. - Chia nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày

1) Làng có nhiều nhà quây quần với nhau. Các nhà gần nhau để hỗ trợ, giúp đỡ nhau. 2) Nhà thường xây bằng gạch, vững chắc để tránh gió bão, mưa lớn. Xung quanh nhà thường có sân, vườn, ao

3) Có lũy tre xanh bao bọc. Mỗi làng có một ngôi đình thờ Thành hoàng, chùa và có khi có miếu.

4) Ngày nay, làng của người dân ở ĐBBB có nhiều thay đổi. Nhà ở và đồ dùng trong nhà ngày càng tiện nghi hơn.

- HS lắng nghe

- 1 hs đọc to trước lớp - Chia nhóm thảo luận

+ Thường tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí. Các hoạt động mà em biết là chọi gà, cờ người, thi thổi cơm, rước kiệu,... + Hội Lim, hội Chùa Hương, Hội Gióng,...

Trường Tiểu học “B” Long Giang

- Gọi đại diện nhóm trả lời (mỗi nhóm trả lời 1 câu)

Kết luận: Ngày nay, người dân ĐBBB thường mặc trang phục hiện đại. tuy nhiên vào những dịp lễ hội họ thích mặc các trang phục truyền thống.

C/ Củng cố, dặn dò:

- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/102

- Về nhà tiếp tục sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động sản xuất của người dân ĐBBB để chuẩn bị bài sau, đọc lại nhiều lần ghi nhớ - Nhận xét tiết học

- Lắng nghe

- 2 hs đọc ghi nhớ

Một phần của tài liệu GA-LỚP4-TUẦN 13-CKTKN-KNS 10-11 (Trang 25 -27 )

×