Lựa chọn phương án

Một phần của tài liệu Thiết kế trạm xử lý nước thải cho nhà máy của Công ty Cổ phần gỗ Tân Mai, tỉnh Đồng Nai với công suất 800 m3ngày.đêm (Trang 27)

Bể điều hòa

4.2.4Lựa chọn phương án

Việc lựa chọn phương án xử lý nước thải luông phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Tính chất, thành phần dòng thải

- Lưu lượng

- Vị trí, tính chất địa hình từng vùng - Tính chất kỹ thuật, kinh tế.

Hai cụm xử lý sinh học được nêu ở phần trên đều mang lại hiệu quả xử lý, nhưng ta phải chọn phương án phù hợp với các thông số đầu vào của nước thải, tiêu chuẩn xả thải của nước sau xử lý đồng thời giảm chi phí sau xử lý. Với hai phương án được so sánh ở trên đều có ưu và nhược điểm riêng. Đối với phương án 1, ngoài khả năng xử lý tốt nhưng đổi lại chi phí xây dựng rất cao. Còn phương án 2 sử dụng bể Aerotank thì không cần xây dựng nhiều công trình đơn vị nên chi phí xây dựng thấp nhưng vẫn đạt được hiệu quả xử lý. Chính vì vậy phương án 2 là phương án thích hợp cho việc xử lý nước thải của nhà máy.

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Nước thải của nhà máy được thu gom theo hệ thống thoát nước riêng của nhà máy chảy vào hệ thống xử lý nước thải. Nước thải sẽ được chảy qua mương dẫn đến song chắn rác nhằm loại bỏ các loại rác có trong nước thải và các chất rắn có kích thước lớn lẫn trong nước thải.

Nước thải đã loại bỏ rác sẽ được chảy vào bể điều hòa để điều hòa lưu lượng trước khi được bơm vào các công trình xử lý tiếp theo ở phía sau bằng hệ thống bơm chim đặt dưới đáy.

Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào bể tách dầu. Tại đây dầu mỡ, vụn gỗ được tách ra khỏi nước thải trước khi đi qua các công trình xử lý sinh học phía sau. Bởi vì nước thải có lẫn dầu mỡ khi vào các công trình xử lý sinh học sẽ làm hỏng cấu trúc bùn hoạt tính trong bể Aerotank. Sau quá trình tách, lượng dầu mỡ sẽ được tách ra và đưa đến bể nén bùn để xử lý.

Nước thải sẽ tiếp tục được đưa sang bể sinh học hiếu khí Aerotank. Tại đây nước thải được cung cấp oxy bằng hệ thống phân phối khí để cho các sinh vật hiếu khí hoạt động oxy hóa các chất hữu cơ và trộn nước thải với bùn hoạt tính. Hệ thống phân phối khí dạng xương cá được đặt dưới đáy bể. Trong quá trình hoạt động của bể, nước thải luôn được giám sát và khống chế các thong số như lưu lượng, pH, DO…

Từ bể Aerotank, nước thải được dẫn sang bể lắng, tại đây diễn ra quá trình phân tách giữa nước và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy, nước ở phía trên chảy sang bể tiếp xúc chlorin. Tại đây, nước thải được khử trùng thời gian tiếp xúc khoãng 15-20 phút, sau khi qua bể khử trùng nước thải được xả thải ra nguồn thải.

Bùn hoạt tính ở đáy bể lắng được chuyển sang bể chứa bùn hai ngăn, một phần được bơm tuần hoàn về bể Aerotank nhằm duy trì hàm lượng vi sinh vật trong bể. Bùn dư được bơm vào bể nén bùn trọng lực để làm giảm thể tích. Sau đó được bơm đến ngăn khuấy trộn của máy lọc ép băng tải để khuấy trộn cùng polyme, rồi đi qua hệ thống băng tải ép bùn, nồng độ cặn sau khi làm khô đạt được từ 15-25%, bùn khô được chở đến nơi khác để xử lý tiếp hoặc chôn lấp.

Sau đó, nước thải sẽ được đưa đến bể khử trùng Clo để xử lý triệt để vi sinh vật gây bệnh.

Bùn thải từ bể Aerotank, bể lắng đưa đến máy nén bùn để tách nước. Sau đó đem đến máy ép bùn để ép thành bánh và chuyển giao cho đơn vị xử lý phục vụ mục đích khác.

Bể khử trùng: các vi sinh vật gây hại trong nước thải bị tiêu diệt nhờ lượng Chlorine bổ sung. Nước thải sau khi khử trùng sẽ đạt TCVN 5945 – 2005 loại B và được xả vào cống chung. Bể phân hủy bùn: bùn dư sau lắng được xả về bể phân hủy bùn. Tại đây, bùn được nén lại nhờ quá trình lắng trọng lực, làm giảm thể tích bùn cần xứ lý. Bùn sau khi phân hủy định kỳ được xe hút bùn chở tới bãi chôn lấp.

Một phần của tài liệu Thiết kế trạm xử lý nước thải cho nhà máy của Công ty Cổ phần gỗ Tân Mai, tỉnh Đồng Nai với công suất 800 m3ngày.đêm (Trang 27)