CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ FORD-HN 1 Điều kiện công nghệ và kỹ thuật sản xuất:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY (Trang 34 - 37)

Với các Liên doanh sản xuất ôtô ở Việt Nam hiện nay ở Việt Nam, dây chuyền công nghệ sản xuất gần giống nhau gồm các dây chuyền lắp ráp, dây chuyền sơn, dây chuyền lắp ráp và hoàn thiện. Đối với công ty Ford, toàn bộ các dây chuyền hàn vỏ xe, lắp ráp, hoàn thiện là mua từ thị trường Mỹ, hoặc là của công ty ôtô Columbian Motos (Phlippin) bằng tiền góp vốn của đối tác nước ngoài. Khi tiến hành công ty Ford đã cử cán bộ công nhân viên ra nước ngoài học tập lĩnh hội những kiến thức cần thiết tạo điều kiện tốt cho quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất lắp ráp ở Ford

Hiện này, Ford được phía nước ngoài chuyển giao công nghệ lắp ráp các loại ôtô của hàng đầu theo dạng CKD-1 và CKD-II với trình độ kỹ thuật lắp ráp và chất lượng ngang với các nước trong khu vực và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khi tiến hành lắp một sản phẩm mới các chuyên gia kỹ thuật từ các nhà cung cấp FORD đều đến để truyền bá những kinh nghiệm quí báu cho các công nhân Ford nhằm hoàn thiện sản phẩm. Tất cả các kiểu xe do Ford lắp ráp đều đạt chất lượng của nhà sản xuất và được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn lắp ráp.

Đối với dây chuyền sơn tĩnh điện: do đặc thù là dây chuyền đã sử dụng nên trong quá trình vận hành còn có nhiều khiếm khuyết tuy nhiên cán bộ kỹ thuật của Ford luôn tìm tòi cải tạo nay đã rất ổn định. Tuy nhiên đối với dây chuyền này Ford cũng cần nên kiểm tra, thăm dò lại mức vật tư, hoá chất cho bể nhúng tĩnh điện vì loại hoá chất này rất đắt.

Đầu tư thêm dây chuyền thiết bị:

Định hướng của Ford trong năm 2001 sẽ lắp ráp loại xe 24 chỗ ngồi của hãng Ford, do vậy Ford sẽ phải nhập trang thiết bị kỹ thuật cho dây chuyền sản xuất xe mới này. Vì vậy Ford cần phải tiến hành thăm dò nguồn cung ứng để đảm bảo khi nhập dây chuyền công nghệ về sẽ đi vào hoạt động đợc ngay.

Nh chúng ta đã biết yếu tố vốn cơ cấu vốn của Ford rất đơn giản, chủ yếu là vốn góp và vốn vay. Tổng vốn pháp định của công ty sau khi tăng vốn là 18 triệu Đô la. Các bên Liên doanh mới chỉ đóng góp được 13 triệu Đô-la. Ngày 14/2/2000, Hội đồng quản trị Ford đã đồng ý góp thêm 500.000 USD vào phần vốn pháp định này.

Phía Việt Nam cam kết đóng góp khoản vốn pháp định chưa thực hiện của mình bằng cách xin gia hạn quyền sử dụng đất góp vốn Liên doanh thêm 10 năm nữa (chờ Nhà nước Việt Nam phê duyệt)

Vốn lu động của Liên doanh và vốn cố định chính là khoản vay dài hạn (có giá trị 32 triệu) từ công ty thơng mại CVL (một công ty con của bên đối tác Philippin). Khoản vay này có thời hạn 3 năm với lãi suất 2,5% + LIBOR số lãi đ- ược thanh toán 3 tháng một lần.

Vấn đề vốn kinh doanh rất quan trọng nên Ford đang tiếp tục quan hệ để vay vốn từ các ngân hàng trong nước như ngân hàng Indovina, Chi nhánh ngân hàng Băng cốc Hà Nội. Tuy nhiên đây mới chỉ là các khoản vay ngắn hạn số lượng tiền vay bị hạn chế có giá trị 1 triệu USD , Xí nghiệp Liên doanh phải bảo lãnh bởi số hàng tồn kho không thấp hơn 1,5 triệu USD. Khoản tiền vay này được dùng để nhập khẩu chi tiết và phụ tùng ôtô.

3. Điều kiện về tổ chức và nhân sự

Hiện nay Ford đã đi vào sản xuất rất ổn định với số lợng sản xuất trung bình 180 xe/tháng, điều đó đảm bảo sự ổn định việc làm và thu nhập cho 562 cán bộ công nhân viên. Trong thời điểm tăng năng suất lao động để sản xuất xe kịp thời giao khách trong tháng 6 năm 2000, Ford đã phải ký hợp đồng thời vụ với 20 công nhân tăng cường cho bộ phận sơn xe.

Cơ cấu tổ các bộ phận của Ford hiện nay tương đối ổn định. Cán bộ công nhân viên Ford luôn có ý thức tổ chức kỷ luẩt tuân thủ nội qui của xí nghiệp.

Tuy nhiên tại FORD vẫn tồn tại tình trạng có ngời làm không hết việc, có người lại quá ít việc ngồi chơi làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc chung.

Trình độ cán bộ công nhân viên chưa đồng đều, lại là Liên doanh với nư- ớc ngoài nên công ty rất khuyến khích cán bộ công nhân viên tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ nhằm phát huy hết khả năng của mình ở vị trí được giao.

- Sử dụng lao động đúng với khả năng chuyên môn đợc đào tạo nhằm phát huy tối đa tính năng động sangs tạo, tự giác của mỗi lao động

- Tơng lai phải tuyển thêm lao động trẻ, có sức khỏe, trình độ và tri thức phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty

- Về công tác nhân sự Ford luôn chú ý đào tạo nguồn cán bộ trẻ, tạo điều kiện cho nhân viên đi dự các lớp đào tạo, hội thảo ở nước ngoài..

- Hàng năm Ford tổ chức đánh giá năng lực cán bộ công nhân viên làm cơ sở cho việc tăng lơng và đề bạt cán bộ nguồn.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY (Trang 34 - 37)