Trong chế độ thu không liên tục (chế độ rỗi), một thuật toán đã được sử dụng để đạt được quá trình tìm nhận ô nhanh hơn phương pháp tìm nhận ô ba bước.. Ô (k)
là ô mà qua đó đường truyền vô tuyến hiện đang được thiết lập, còn các ô xung quanh Ô (k) được biểu diễn bằng Ô1 (k) , Ô2 (k) v.v…Độ lệch định thời phát của các mã ngẫu nhiênCPICH giữa Ô (k) và các ô lân cận được biểu diễn bằng Δk1 , Δk1 v.v… Trước khichuyển đến chế độ chuyển giao mềm, MS sẽ đo độ lệch định thời của mã ngẫu nhiên phát bởi CPICH giữa ô nguồn chuyển giao và ô đích chuyển giao và thông báo tới ônguồn chuyển giao. Thông thường, tại vị trí mà MS đo độ lệch định thời của các mãngẫu nhiên CPICH giữa các ô liên quan đến MS chính là vị trí mà tại đó độ lệch giữa mức thu CPICH của ô hiện đang thiết lập đường truyền vô tuyến và các ô lân cận rớt xuống dưới ngưỡng chuyển giao. Vì thế, do những chênh lệch về thời gian trễ truyền lan, định thời thu của mã ngẫu nhiên giữa các ô được chỉ định đo bởi MS cũng thay đổi. Để khắc phục vấn đề này, Ô (k) sẽ tính độ lệch trung bình về định thời mã ngẫu nhiên CPICH với Ôi (k) dựa trên số liệu thu được từ nhiều MS, để xác định độ lệch định thời mã ngẫu nhiên trung bình giữa Ô (k) và Ôi (k).
Hình minh họa lưu đồ hoạt động của quá trình tìm nhận ô tốc độ cao ở MS trong chế độ rỗi. Trong chế độ rỗi, MS thực hiện tìm nhận ô thông qua quá trình tìm ra một ô có CPICH với mức thu lớn nhất và thu kênh tìm gọi (PCH) từ ô đó theo cách không liên tục. Nhờ PCH, MS thu nhận thông tin liên quan đến loại mã ngẫu nhiên cuả Ô (k) hoặc Ôi (k) (giá trị cực đại của i= 20) cũng như thông tin liên quan đến độ lệch trong định thời mã ngẫu nhiên CPICH giữa Ô (k) và Ôi (k). Khi loại mã ngẫu nhiên của ô lân cận cần tìm và định thời thu trung bình CPICH tại MS là đã biết thì quá trình tìm nhận ô lân cận có thể được thực hiện rất nhanh (trường hợp này tương ứng với trường hợp pha của mã cần tìm đã biết bởi hệ thống đồng bộ giữa các BS). Thu CCPCH
Hình 3.7 Thuật toán tìm nhận ô tốc độ cao theo chế độ rỗi