Nguyên lý trải phổ trực tiếp DSSS

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật viễn thông Mô phỏng quá trình chuyển giao và thủ tục thực hiện cuộc gọi trong WCDMA (Trang 51)

Trong các hệ thống trải phổ trực tiếp một số liệu băng gốc dạng nhị phân lưỡng cực điển hình có tốc độ ký hiệu Rs=1/Ts sẽ được nhân với một chuỗi nhị phân lưỡng cực giả ngẫu nhiên có tốc độ “chip” Rc=1/Tc lớn hơn nhiều so với tốc độ ký hiệu (Ts=NTc).

Trong đó:

RC : tốc độ chip tín hiệu giả ngẫu nhiên. Rb : tốc độ bit.

TC : thời gian một chip. TS : thời gian một bit.

Hình 3.2 Quá trình trải phổ và giải trải phổ

Hiệu quả của quá trình này là trải rộng độ rộng băng tức thời của dạng sóng theo hệ số N, với cùng một mức công suất tín hiệu làm cho mật độ phổ công suất của tín hiệu trở nên khá thấp và “giống như tạp âm”.

Tại máy thu “quá trình giải trải phổ” (nhân với cùng một chuỗi nhị phân được dùng để trải phổ ở phía phát) và giải điều chế sẽ khôi phục lại được số liệu băng gốc nguyên thủy, cho phép máy thu lọc bỏ phần lớn nhiễu băng rộng.

Một độ lợi xử lý N=W/B= tỷ số của tốc độ chip/tốc độ ký hiệu và còn được gọi là hệ số trải phổ (SF) thể hiện mức độ chống nhiễu băng rộng sẽ đạt được nhờ sử dụng quá trình trộn (nhân) và lọc (tương quan). Nếu thu được một bản sao bị trễ của tín hiệu cần thu (tức là một thành phần sóng trong hiệu ứng nhiều tia), quá trình trộn bởi các sóng trải phổ ở máy thu không làm giảm độ rộng băng tần của tín hiệu này nếu hàm tương quan của dạng sóng trải phổ có các thuộc tính mong muốn nhất định thỏa mãn bởi các chuỗi giả ngẫu nhiên.

Như vậy hệ thông trải phổ DSSS thu được một độ lợi xử lý chống nhiễu do hiện tượng nhiều tia từ tín hiệu cần thu cũng như chống hiện tượng Jamming hoặc nhiễu từ các thuê bao khác.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật viễn thông Mô phỏng quá trình chuyển giao và thủ tục thực hiện cuộc gọi trong WCDMA (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(154 trang)
w