Hình thức văn bản ủy quyền của đại diện giữa vợ và chồng

Một phần của tài liệu Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 66)

Về hình thức của ủy quyền, thì "Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản" [22, khoản 2, Điều 142].

Nhưng theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình việc ủy quyền giữa vợ và chồng trong các giao dịch dân sự mà cần phải có sự nhất trí của hai vợ chồng "phải được lập thành văn bản". Quy định đã giới hạn hình thức đại diện của vợ chồng trong giao dịch pháp luật dân sự. Như vậy văn bản thỏa thuận của vợ chồng trong đại diện giữa vợ và chồng sẽ được xác định như thế nào, bởi đây chính là căn cứ pháp lý để xác định phạm vi ủy quyền, nghĩa vụ của người được ủy quyền, đồng thời xác định trách nhiệm dân sự của người ủy quyền hoặc người được ủy quyền khi tham gia vào quan hệ tố tụng dân sự?

Về hình thức của việc ủy quyền bằng văn bản thì hiện nay có hai hình thức đó là Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền. Có thể hiểu, Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền. Tuy nhiên, khác với Hợp đồng ủy quyền được quy định cụ thể và định nghĩa rõ ràng (Mục 12 Chương XVIII Bộ luật Dân sự2005), Giấy ủy quyền lâu nay chỉ được thừa nhận mà chưa có quy định cụ thể. Xét về hình thức nó là một loại "giấy tờ" "văn bản"; về bản chất nó là một giao dịch dân sự. Bởi vì theo quy định thì "Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" [22, Điều 121]. Việc lập Giấy ủy quyền thể hiện đầy đủ đặc tính của giao dịch dân sự được định nghĩa ở trên.

Nhưng một vướng mắc pháp lý đặt ra là hiện nay chưa có quy định cụ thể để xác định cơ quan có thẩm quyền xác nhận Giấy ủy quyền. Trên thực tế, một số người dân khi đến để chứng thực chữ ký vào Giấy ủy quyền ở một số Ủy ban nhân dân xã, phường đã bị từ chối, còn một số phường, xã khác vẫn chứng thực chữ ký vào Giấy ủy quyền. Trong khi đó, các Phòng công chứng luôn nhận công chứng Giấy ủy quyền khi được yêu cầu. Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của

Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt. Trong khi đó, Luật Công chứng có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 quy định: "Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực,

tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng" [24].

Như vậy, theo các quy định trên thì có thể hiểu các tổ chức hành nghề công chức có thẩm quyền công chứng Giấy ủy quyền bởi vì đó là một giao dịch dân sự. Tuy nhiên, tại một số xã, phường nếu chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền với tính chất là chứng thực chữ ký trong các "văn bản", "giấy tờ" thì vẫn phù hợp với quy định tại Nghị định 79/2007/NĐ-CP như đã viện dẫn. Như vậy, cùng một Giấy ủy quyền nhưng nếu được chứng thực (chữ ký) thì giá trị pháp lý có gì khác với việc Giấy ủy quyền đó được công chứng (chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch)?

Ta thấy rõ ràng có sự khác biệt về hình thức văn bản của hành vi ủy quyền. Để xác lập quan hệ ủy quyền, trong nhiều trường hợp pháp luật bắt buộc phải có sự công chứng, chứng thực của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền mới có giá trị pháp lý. Việc vợ và chồng ủy quyền cho nhau thực hiện một giao dịch nào đó thì hình thức văn bản nào là phù hợp, thuận tiện cho việc thực hiện quyền năng của công dân cũng như thực hiện các chức năng của gia đình. Nhưng loại văn bản ủy quyền là phù hợp cho việc đại diện giũa vợ và chồng? Những vướng mắc đó chưa được giải quyết bằng các quy định cụ thể của pháp luật, nên trong nhiều trường hợp người dân không nắm rõ được rằng cùng một hành vi (viết Giấy ủy quyền), nhưng giá trị pháp lý như thế nào nếu được chứng thực hoặc công chứng. Tuy nhiên với quan hệ vợ chồng thì việc ủy quyền sẽ như thế nào, vì đây là quan hệ đặc biệt bản thân quan hệ hôn nhân đã là sự đảm bảo đáng kể cho tư cách chủ thể của vợ và chồng trong

giao lưu dân sự, vậy thì hình thức ủy quyền nào là phù hợp hơn cả cho quan hệ hôn nhân cũng như đáp ứng được sự kịp thời của giao lưu dân sự? Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền giữa vợ và chồng do một bên vợ hoặc chồng thực hiện bằng cách chỉ định người đại diện cho mình là vợ hoặc chồng mình thực hiện một hay một số công việc trong phạm vi ủy quyền.

Như vậy, việc lập giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền hay một loại văn bản khác trong hành vi ủy quyền có thể tùy vợ, chồng thỏa thuận nhằm đáp ứng một cách nhanh nhất trong giao lưu. Tuy nhiên để đảm bảo tính hợp pháp và tránh cho các tranh chấp sau này thì việc quy định hình thức văn bản ủy quyền thống nhất là cần thiết như tuyên bố của TS Nguyễn Văn Tiến, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: "Đã đến lúc Tòa án nhân dân tối cao có văn bản hướng dẫn đầy đủ quy định từ hình thức, nội dung cho đến việc thế nào là một giấy ủy quyền hợp lệ. Có hướng dẫn để áp dụng thống nhất sẽ tránh được những sai sót và tranh cãi như hiện nay" [Dẫn theo: 33].

Thêm nữa việc chứng thực tại các Ủy ban nhân dân cũng cần có sự kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt tránh những vụ việc cụ thể lợi dụng pháp luật để dẫn đến những sai sót trong quá trình áp dụng pháp luật như sau:

Ông Phan Quốc Thắng hiện là Giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự và vợ là bà Nguyễn Thị Bích Thuỷ đã làm đơn ly hôn ra tòa từ đầu năm 2006.

Trong thời gian này, bà Thuỷ đã giả mạo chữ ký của chồng rồi cùng cán bộ có thẩm quyền tạo giấy tờ giả, bán tẩu tán biệt thự 5C4, khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), rộng 198m2

là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Thắng và bà Thuỷ. Ngày 26/7/2007, bà Thuỷ đã làm giả "Giấy cam đoan" xác nhận biệt thự trên là tài sản riêng của mình, giả chữ ký của ông Phan Quốc Thắng, rồi xin chứng thực chữ ký giả mạo tại Ủy ban nhân dân phường Trung Tự. Thực tế, ông Phan Quốc Thắng không làm giấy xác nhận tài sản trên cho bà Thuỷ, đồng thời ngày 26/7/2007, ông

Thắng cũng không hề đến Ủy ban nhân dân phường Trung Tự vì phải thực hiện nhiệm vụ của Học viện Kỹ thuật Quân sự. Vậy nhưng, ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Trung Tự đã xác nhận vào "Giấy cam đoan" giả mạo trên là: "Chứng thực ông Phan Quốc Thắng đã ký trước mặt tôi (ông Phương - PV) tại Ủy ban nhân dân phường Trung Tự ngày 26/7/2007".

Sau khi có "Giấy cam đoan" giả trên, bà Thủy đã tiến hành làm "sổ đỏ" căn biệt thự 5C4, khu đô thị Ciputra và đã được Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 9/8/2007. Sau đó, bà Thủy đã chuyển nhượng căn biệt thự trên với giá 4,1 tỷ đồng mà ông Phan Quốc Thắng không hề hay biết [25].

Theo như ví dụ trên thì việc chứng minh tài sản riêng của vợ chồng theo quy định của pháp luật hiện nay đang còn đơn giản và chỉ cần tắc trách của cán bộ Ủy ban nhân dân xã, phường thì hậu quả thật khó lường.

Tóm lại trên đây là các căn cứ phát sinh việc vợ (chồng) ủy quyền cho nhau thực hiện giao dịch dân sự. Vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau trong điều kiện nhất định khi không thể trực tiếp thực hiện các quyền dân sự của mình. Việc ủy quyền phải lập thành văn bản sao cho phù hợp và đảm bảo lợi ích lâu dài của gia đình.

2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với tƣ cách là ngƣời đại

diện theo ủy quyền

Một phần của tài liệu Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)