Điều kiện để xác định đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng một bên mất năng lực hành vi dân sự

Một phần của tài liệu Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 37 - 45)

chồng một bên mất năng lực hành vi dân sự

Năng lực hành vi dân sự của một cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện những quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Đây chính là khả năng để cá nhân tiến hành các hành vi nhất định nhằm thực hiện năng lực pháp luật cũng như khả năng độc lập gánh chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình theo quy định: "Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự" [22, Điều 17]. Như vậy mỗi cá nhân có khả năng và tùy theo nhu cầu của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự để thỏa mãn một hay một số lợi ích nhất định và chịu trách nhiệm về các hành vi đó.

Mất năng lực hành vi dân sự là: "Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định" [22, Điều 22]. Như vậy không phải một người bị tâm thần hoặc không nhận thức được về hành vi của mình thì bị coi là mất năng lực hành vi dân sự mà phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau đây:

* Theo quy định trên thì khi một người do bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của

mình có nghĩa là người này không thể có khả năng nhận biết những khái niệm, cũng như giao tiếp của một người bình thường. Họ không thể nhận thức đến tình trạng sức khỏe tâm thần liên quan đến bản thân cũng như các hoạt động xung quanh mình. Họ không thể nhận ra đâu là người thân quen, đâu là người lạ, đâu là điều có lợi, đâu là có hại ảnh hưởng đến bản thân mình. Tình trạng tâm thần của họ sẽ được cơ sở giám định có chuyên môn xác định và xác nhận. Đây chính là cơ sở pháp lý để xác định một người có năng lực hành vi dân sự hay không mặc dù bằng mắt thường thì bất cứ một người nào cũng nhận thấy việc mất hoặc hạn chế năng lực hành vi của người này. Như vậy, một người bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác như hoảng loạn, hôn mê, tâm thần phân liệt, mất trí nhớ… không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình là một trong những dấu hiệu để tuyên bố là mất năng lực hành vi.

* Một người bị bệnh tâm thần hay các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình sẽ không bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi người có quyền và lợi ích liên quan không đề nghị Tòa án tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự. Trên thực tế ta thấy rằng không phải tự nhiên mà người thân trong gia đình của người mất năng lực hành vi dân sự lại đề nghị Tòa án tuyên bố tình trạng sức khỏe tâm thần của người thân trong gia đình họ. Thực tế cho thấy chỉ trong những điều kiện nhất định, hay xuất hiện những sự kiện pháp lý thì việc yêu cầu tòa án tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự mới được thực hiện. Việc đề nghị tòa án tuyên bố về tình trạng mất năng lực hành vi dân sự của người có quyền và lợi ích liên quan phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng đó là: có đơn yêu cầu trong đó ghi đầy đủ thông tin theo mẫu và đi kèm theo đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự phải có kết luận của cơ quan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình [21, Khoản 2 Điều 319]. Việc yêu cầu tuyên bố một người là mất năng lực hành vi dân sự thường do các chủ thể là cá nhân đề nghị tòa án khi tham

gia các giao dịch hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự mà có liên quan đến người bị mất năng lực hành vi, có thể là người thân trong gia đình hoặc cá nhân khác có quyền và lợi ích liên quan. Cơ quan có thẩm quyền tuyên bố một người mất năng lực hành vi là tòa án. Tuy nhiên, trong điều luật không nhắc đến việc yêu cầu tòa án tuyên bố một người là mất năng lực hành vi dân sự của các cơ quan tổ chức xã hội? Đây chính là vấn đề cần xem xét bởi trên thực tế thường thì việc tuyên bố sẽ là không cần thiết nếu như mọi hoạt động của người bị mất năng lực hành vi dân sự được kiểm soát bởi gia đình hoặc các tổ chức xã hội. Nhưng sẽ hết sức cần thiết khi người mất năng lực hành vi dân sự không kiểm soát được hành vi gây ra hậu quả ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của chính gia đình người đó cũng như cộng đồng nói chung. Hơn nữa việc không kiểm soát được hành vi của người mất năng lực hành vi và thêm việc thiếu hiểu biết của những người trong gia đình của người này còn có khả năng dẫn đến việc người mất năng lực hành vi không tự bảo vệ được chính bản thân họ, dễ bị lạm dụng tổn thương đến sức khỏe thể chất, sinh sản. Như vậy yếu tố tiếp theo để tuyên bố một người là mất năng lực hành vi là có đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là mất năng lực hành vi dân sự của người có quyền, lợi ích liên quan.

* Yếu tố tiếp theo để việc xác định năng lực hành vi của một người là được tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi bằng một quyết định của tòa án. Quyết định này của tòa án cũng tuân theo một trình tự nhất định được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Trên cơ sở yêu cầu và những minh chứng kèm theo đơn chứng minh về tình trạng sức khỏe tâm thần của người này mà Tòa án có thể tuyên bố một người là mất năng lực hành vi hoặc không mất năng lực hành vi. Trong trường hợp cần thiết, nếu thiếu chứng cứ để tuyên bố một người mất năng lực hành vi và theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan Tòa án trưng cầu cơ quan giám định để xác định tình trạng mất năng lực hành vi của một người. Khi đủ các căn cứ và trình tự theo Luật định thì Tòa án sẽ tuyên bố một người là mất năng lực hành vi dân sự. Tòa án ở đây được hiểu là tòa án nơi cư trú của người bị mất năng lực hành vi, bởi đây sẽ là

nơi thuận lợi nhất cho cả vợ và chồng trong các giao dịch dân sự cũng như là việc hủy bỏ tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất năng lực hành vi khi những yếu tố gây nên tình trạng mất năng lực hành vi dân sự của người này không còn tồn tại. Tuy nhiên, trong quy định pháp luật ta không thấy quy định về căn cứ để hủy quyết định tuyên một người là mất năng lực hành vi. Điều này khẳng định tính nhân văn của pháp luật Việt Nam. Việc tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự cần thiết một sự cẩn trọng, vì đây là một tuyên bố đưa thân phận của một người không còn là một con người đúng nghĩa nữa nên Tòa án phải căn cứ vào những kết quả giám định về chuyên môn, chuyên ngành chứ không thể tùy tiện tuyên bố theo yêu cầu từ phía những người có quyền lợi liên quan. Nhưng khi tuyên bố hủy chính quyết đó của mình, Tòa án không cần căn cứ vào đâu bởi khi một con người bình thường có tư duy có nhận thức thì bất cứ ai cũng có thể nhận ra mà không cần đến những thủ tục giám định nữa. Hơn nữa việc một người tự ý thức được hành vi của mình yêu cầu tòa án hủy quyết định về tuyên bố mất năng lực hành vi của chính mình là một minh chứng rõ nét nhất về trạng thái tâm thần của họ.

Như vậy, khi một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác, không thể nhận thức được hành vi của mình thì người còn lại sẽ là một trong những chủ thể có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố chồng hoặc vợ mình bị mất năng lực hành vi dân sự. Khi đưa đơn yêu cầu cần phải chứng minh được tình trạng sức khỏe tâm thần của chồng hoặc vợ mình bằng giấy chứng nhận của cơ sở y tế hoặc những người thân trong gia đình thống nhất xác nhận…Khi đó tòa án sẽ căn cứ vào yêu cầu và các chứng cứ khác để tuyên bố người chồng hoặc người vợ là mất năng lực hành vi. Sau đó thì người còn lại nếu đủ điều kiện giám hộ sẽ là người giám hộ đương nhiên của chồng hoặc vợ mình theo quy định "Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất

năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ" [18,

Khoản 2 Điều 24], [22, Khoản 1 Điều 62], thể hiện "tính đương nhiên" là đại diện của nhau khi vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi. Theo đó thì khi một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố là mất năng lực hành vi thì bên còn lại nếu đủ

điều kiện giám hộ thì sẽ là người đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự này khi thỏa mãn điều kiện:

- Có năng lực hành vi đầy đủ

- Có tư cách đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

- Có điều kiện đảm bảo để thực hiện việc giám hộ [22, Điều 60].

Ta biết rằng khi một người bị tuyên bố là mất năng lực hành vi thì hậu quả của nó sẽ là mọi hành vi của người này trong giao dịch sẽ coi là vô hiệu. Như vậy mọi việc liên quan đến người này sẽ do người đại diện của họ thực hiện. Người đại diện đương nhiên của họ giờ đây chính là vợ hoặc chồng hợp pháp của người đó. Người đại diện theo pháp luật của vợ hoặc chồng sẽ xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự nhân danh người bị mất năng lực hành vi. Việc đại diện này tuân thủ các quy định của pháp luật dân sự về đại diện. Tuy nhiên chúng ta cùng xem xét tính đương nhiên này theo quy định của pháp luật Việt Nam về đại diện khi người vợ chưa đủ tuổi thành niên.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì nữ từ 18 tuổi trở lên có đủ điều kiện kết hôn tức người nữ này chỉ cần 17 tuổi 1 ngày là có thể kết hôn mà không vi phạm về độ tuổi kết hôn và đương nhiên là hôn nhân hợp pháp. Nhưng nếu trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu 18 tuổi đến trước khi người nữ này đủ 18 tuổi người chồng bị tâm thần và bị tòa án tuyên bố là người chồng mất năng lực hành vi dân sự thì người vợ lúc này có đương nhiên trở thành người đại diện của người chồng không khi mà người vợ chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ? Vì theo quy định tại Khoản 5, Điều 139 Bộ luật dân sự năm 2005 thì người đại diện phải có "năng lực hành vi dân sự đầy đủ" tức người đã thành niên đủ 18 tuổi trở lên (Điều 18, 19 Bộ luật Dân sự) mới đảm bảo điều kiện về tâm sinh lý, mới được pháp luật cho phép là

chủ thể tham gia vào quan hệ đại diện cũng như các quan hệ pháp luật khác. Vậy trong trường hợp này vai trò, vị trí của người vợ sẽ được tính đến như thế nào, liệu vị trí của người vợ và người chồng có bình đẳng với nhau hay không trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự cũng như trách nhiệm pháp lý của họ đối với những giao dịch loại này.

Nếu như không cho cho phép người vợ chưa thành niên này là đại diện đương nhiên cho người chồng mất năng lực hành vi dân sự thì lại trái với quy định của Khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình, tính đại diện đương nhiên không còn tồn tại. Như vậy, người vợ này không được hưởng quyền và trách nhiệm của người làm vợ khi chồng mình bị mất năng lực hành vi. Như vậy thì thật vô lý, vì dù sao hôn nhân của họ là hợp pháp, được pháp luật công nhận. Người vợ lúc này sẽ không được tham gia bất cứ giao dịch nào liên quan đến chồng mình vì chưa đến tuổi thành niên và ở phía gia đình của người vợ chưa thành niên này thì họ có thể bị gạt ra mà không cơ quan nào bảo vệ được vì họ đã là phụ nữ lấy chồng và theo chồng. Lúc này người vợ chưa thành niên sẽ không biết trông cậy vào đâu để thực hiện quyền dân sự của mình. Qua quy định này của pháp luật thấy được sự mâu thuẫn của quy định pháp luật Việt Nam.

Còn nếu cho phép người vợ này được đương nhiên đại diện cho chồng mình theo Khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình thì lại vi phạm quy tắc áp dụng pháp luật của Bộ luật Dân sự. Bởi một trong những quy định của pháp luật về cá nhân giám hộ là phải đủ 18 tuổi. Đây là độ tuổi tối thiểu theo quy định của pháp luật mới đảm bảo việc chăm sóc, bảo vệ người bị mất năng lực hành vi. Như vậy, thật khó để áp dụng pháp luật trong trường hợp này. Bên cạnh đó, quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người vợ trong trường hợp nói trên sẽ được bảo vệ như thế nào nếu sau khi giao kết hợp đồng do tình hình thay đổi mà phía bên kia thấy bất lợi đã khiếu nại ra tòa và giao dịch dân sự đó bị tuyên vô hiệu do không đủ năng lực hành vi dân sự?

Ta đặt vấn đề ngược lại khi người vợ chưa thành niên này bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự có vi phạm hoặc gây thiệt hại thì ai sẽ là người đại diện cho họ? Bởi theo quy định tại Khoản 1 Điều 141 Bộ luật Dân sự thì người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên là cha mẹ của họ. Như vậy vai trò đại diện đương nhiên của người chồng đối với vợ chưa thành niên của mình lại được đưa ra xem xét. Người đại diện tố tụng cho người vợ chưa thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự bây giờ sẽ là người chồng hợp pháp hay là cha mẹ của họ, anh chị họ? Tính đương nhiên đại diện của vợ chồng trong Khoản 2 Điều 24 Luật hôn và nhân gia đình có thể được thực hiện và tôn trọng không khi trong một tình huống pháp lý xảy ra có hai chủ thể có thể được lựa chọn giải quyết công việc? Đây chính là vấn đề đặt ra cho các nhà áp dụng pháp luật của chúng ta. Thêm nữa nếu phải liên quan đến việc định đoạt tài sản chung có giá trị lớn thì người vợ chưa thành niên này cũng sẽ không được tham gia vì theo quy định người vợ này chưa đến tuổi thành niên mà các giao dịch liên quan đến đại diện giữa vợ và chồng lại không được pháp luật công nhận. Đặc biệt hơn nữa khi định đoạt tài sản chung là bất động sản thì việc này càng thiệt thòi cho người vợ chưa đến tuổi thành niên. Việc bảo vệ quyền, lợi ích của người tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người vợ chưa có năng lực hành vi đầy đủ nói trên sẽ

Một phần của tài liệu Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)