Hạch toán kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CTCP XD – DL HÀ HẢI (Trang 43)

PHẦN 2: TỔCHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG – DU LỊCH HÀ HẢ

2.3.4. Hạch toán kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm

So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiên trúc… có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài… Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp phải dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp.

Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó, tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ.

Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe, thiết bị thi công, người lao động…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên và rất dễ mất mát, hư hỏng…

Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, mỗi công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của nhân tố như nắng, mưa, lũ lụt… Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán xây lắp.

Những đặc điểm trên đó ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Công ty. Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất, vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp.

- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty: Nguyên vật liệu chính: Xi măng, sắt thép, đá… Nguyên vật liệu phụ: Thép buộc, đinh…

Nhiên liệu: Xăng dầu …

Công cụ, dụng cụ: xẻng, mai, cuốc… Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.

Chi phí sản xuất chung: điện, nước, tiếp khách, chi phí lương bộ phận gián tiếp, khấu hao TSCĐ…

-Quá trình tập hợp chi phí.

Tập hợp chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng như các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp.

Tập hợp và phân bổ các chi phí sản xuất chung cho các đối tượng liên quan như chi phí điện, chi phí điện thoại, chi phí điện nước.

Cuối tháng, kế toán mở các sổ, thẻ chi tiết để theo dõi chi tiết các chi phí liên quan đến đối tượng sản xuất, các tài khoản tổng hợp chi phí sản xuất liên quan đến đối tượng sản xuất, các tài khoản tổng hợp chi phí sản xuất 621, 622, 623, 627.

Cuối tháng, căn cứ vào bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn nguyên vật liêu, bảng tính lương và BHXH, bảng phân bổ TSCĐ kế toán kết chuyển các chi phí có liên quan để tính giá thành sản phẩm.

+ Khái niệm, phân loại và phương pháp tính giá thành sản phẩm

- Khái niệm: Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng xây lắp hoàn thành.

Giá thành sản xuất sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hóa đã thực sự bị hao phí cho sản xuất. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống.

Chỉ tiêu giá thành nếu được xác định một cách chính xác, trung thực có thể giúp cho Công ty cũng như Nhà nước có cơ sở để xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra những biện pháp, đường lối thích hợp cho từng giai đoạn cụ thể.

Giá thành có hai chức năng cụ thể là bù đắp chi phí và lập giá. Số tiền thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm sẽ bù đắp phần chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó. Tuy nhiên, sự bù đắp các yếu tố chi phí đầu vào mới chỉ đáp ứng yêu cầu tái sản xuất giản đơn. Trong khi đó mục đích chính của cơ chế thị trường là tái sản xuất mở rộng, tức là giá tiêu thụ hàng hóa sau khi bù đắp chi phí đầu vào vẫn phải bảo đảm có lãi. Do đó, việc quản lý, hạch toán công tác giá thành sao cho vừa hợp lý, chính xác, vừa bảo đảm vạch ra phương hướng hạ thấp giá thành sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng.

- Phân loại giá thành sản phẩm: Có rất nhiều cách phân loại giá thành sản phẩm. Tùy theo tiêu chí lựa chọn mà giá thành sản phẩm có thể được phân loại thành các trường hợp sau:

Theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành: Giá thành dự toán; Giá thành kế hoạch; Giá thành thực tế; Giá thành định mức.

Theo dự toán, xác định giá thành theo công thức: Giá thành dự toán sản phẩm xây lắp = Giá trị dự toán sản phẩm xây lắp – Lãi định mức.

Theo phạm vi phát sinh chi phí: Giá thành sản xuất và Giá thành tiêu thụ. Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đế việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Đối với các đơn vị xây lắp, giá thành sản xuất gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung.

Giá thành tiêu thụ (Giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ tính theo công thức: Giá thành toàn bộ của sản phẩm = Giá thành sản xuất của sản phẩm + CP QLDN + CPBH.

Phương pháp tính giá thành của Công ty Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp.

Dưới đõy là quy trình hạch toán chi phí và xác định giỏ thành sản phẩm.

Hình 2.8. Sơ đồ quy trình xác định giỏ thành sản phẩm CTCP XD – DL Hà Hải

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CTCP XD – DL HÀ HẢI (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w