Phân tích nguồn vốn là việc làm quan trọng và rất cần thiết nhằm giúp cho ngân hàng tiếp cận được những nguồn vốn có quy mô và cấu trúc đảm bảo cho mục tiêu huy động vốn.
Phân tích quy mô và cấu trúc huy động vốn : Quy mô và cấu trúc huy động vốn tối ưu là một trong những cơ sở quan trọng đảm bảo cho mục tiêu an toàn và sinh lời của ngân hàng Bắc Á Thăng Long. Nó không phải là yêu tố bất biến mà nó thay đổi cùng với sự thay đổi của ngân hàng trong mỗi thời kỳ nhất định. Hơn nữa, mỗi nguồn vốn trung và dài hạn đều có những yêu cầu về chi phí, thanh khoản, thời hạn hoàn trả ... Do đó, ngân hàng phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ cụ thể. Muốn vậy, ngân hàng Bắc Á Thăng Long cần chú ý tới một số yếu tố sau.
- Việc phân tích, đánh giá có thể dựa vào một số chỉ tiêu: Khả năng cho vay ( hiệu quả sử dụng vốn), mức độ tăng trưởng nguồn vốn và một số chỉ tiêu khác.
- Cần gắn chặt giữa các công tác huy động vốn và sử dụng vốn. Điều này không có nghĩa là chỉ có sự phù hợp giữa kỳ hạn huy động vốn và sử dụng vốn mà đòi hỏi ngân hàng phải linh hoạt trong việc sử dụng vốn cho phù hợp với từng thời kỳ cụ thể.
- Chú trong phân tích khách hàng tiềm năng: Điều này có nghĩa là ngân hàng Bắc Á Thăng Long cần có sự quan tâm hơn nữa tròn việc nghiên cứu đặc điểm, tính chất của một chủ thể hay một nhóm người liên quan đến
việc tạo ra quyết định giao dịch với khách hàng. Ngân hàng phân tích khách hàng tiềm năng càng kỹ, sẽ có nhiều giải pháp, chiến lược phù hợp. Từ đó thu hút khách hàng, mở rộng quy mô vốn và nâng cao chất lượng công tác huy động vốn.
Như vậy, phân tích quy mô và cấu trúc nguồn vốn là một giải pháp hữu hiệu giúp ngân hàng Bắc Á Thăng Long tiếp cận một cách khoa học và hệ thống với các nguồn vốn, là cơ sở để ngân hàng đưa ra những chính sách huy động vốn phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng nguồn vốn.
- Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt và hợp lý: Lãi suất là công cụ quan trọng trong công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động từ tầng lớp dân cư. Do đó, một chính sách lãi suất vừa có sức cạnh tranh, vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh là cần thiết đối với ngân hàng.
Việc thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt và hợp lý là để kích thích dân chúng gửi tiền. Bởi lẽ, mục đích chủ yếu của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng là để sinh lời. Do đó, với một mức lãi suất thấp sẽ không bù đắp được sự mất giá của khoản tiền gửi và không đảm bảo kinh doanh ngân hàng. Do vậy, lãi suất huy động phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là lãi suất huy động càng cao thì càng tốt. Điều này xuất phát từ lý do hết sức đơn giản là nếu huy động lãi suất quá cao, dân chúng sẽ tập trung vào việc gửi tiền ở ngân hàng để hưởng lãi chứ không quan tâm đến đầu tư sản xuất. Khi đó cầu vốn thì giảm trong khi cung vốn lại tăng và ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết đầu ra. Song muốn công cụ lãi suất phát huy được vai trò của mình, ngân hàng cần xây dựng chính sách lãi suất theo hai nguyên tắc:
+ Thứ nhất, lãi suất theo nguyên tắc kinh tế thị trường và mối quan hệ cung cầu ( lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào, căn cứ lãi suất cho vay để quyết định lãi suất huy động vốn, đảm bảo kinh doanh có lãi)
+ Thứ hai, áp dụng lãi suất phân biệt giữa các loại kỳ hạn (lãi suất trả trước, lãi suất trả sau)