M A= 29 DA/KK
v Phương pháp:
- Làm thí nghiệm với các mẫu thử
• Chỉ dùng những phản ứng đặc trưng của hidrocacbon để nhận biết.
• Các phản ứng dùng để nhận biết phải đơn giản, dễ thực hiện và phản ứng phải dễ quan sát sự thay đổi (màu sắc, kết tủa, sủi bọt khí…).
• Khi có chất hữu cơ và vô cơ nên nhận biết chất vô cơ trước nếu được.
v Lưu ý
- CO2 và SO2 đều làm đục nước vôi trong nhưng SO2 tạo kết tủa vàng đục với H2S hay làm mất màu nước Brom.
- H2O (hơi) làm màu trắng của CuSO4 khan thành màu xanh.
- N2 khí trơ, không cháy.
- NH3 làm xanh quì ẩm hay tạo khói trắng với HCl tạo NH4Cl.
- HCl(khí) làm đỏ quì ẩm hay tạo khói trắng với NH3 tạo NH4Cl.
- HCl(dung dịch) làm đỏ quì tím, sủi bọt CO2 với CaCO3. - NO là khí không màu hóa nâu khi gặp không khí. - NO2 là khí màu nâu đỏ.
- H2 cho qua CuO nung nóng, CuO từ màu đen chuyển thành màu đỏ.
- CO cho lôi qua dung dịch PdCl2, sản phẩm khí cho lội qua nước vôi trong dư thì nước vôi trong bị đục.
- Phân biệt anken với các hidrocabon khác có số liên kết π:lấy cùng mộ lượng thể tích như nhau của các hidrocacbon rồi nhỏ từng giọt dung dịch Brom (cùng nồng độ) vào mẫu. mẫu nào có thể tích Br2 bị mất màu nhiều hơn ứng với hidrocabon có nhiều liên kết π.
- Phân biệt axetilen với các ank-1-in khác: cho những thể tích bằng nhau của các chất thử tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 rồi định lượng kết tủa để kết luận.
- Phân biệt ank-1-in với các ankin khác: ank-1-in tạo kết tủa vàng nhạt với dung dịch AgNO3 trong NH3.
- Bảng nhận biết các hidrocacbon