2. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI CÔNG TY
2.3.2. Kế toán thuế GTGT
2.3.2.1. Kế toán thuế GTGT đầu vào
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Thuế GTGT đầu ra
trong kỳ Thuế GTGT phải
a. Chứng từ sử dụng
- Hợp đồng thương mại, biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, Hóa đơn GTGT (theo mẫu số 01/GTKT3/001, Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT)
- Chứng từ sử dụng đối với hàng nhập khẩu.
- Hợp đồng thương mại, hóa đơn bán hàng, phiếu đóng gói, tờ kê chi tiết sản phẩm hàng hóa, hóa đơn vận chuyển, giấy chứng nhận xuất xứ, xuất xưởng
b. Tài khoản sử dụng
Sổ chi tiết và sổ cái TK 133,331(11) và 333(12)
c. Sổ sách kế toán
Kế toán sử dụng sổ cái TK133 và các sổ liên quan (phụ lục 10)
d. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Khi mua vật tư hàng hóa, TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh giá trị hàng hóa, vật tư theo giá mua thực tế bao gồm giá mua chưa thuế GTGT và chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp,... từ nơi mua về đến doanh nghiệp kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211: Giá mua chưa thuế Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
Ví dụ 1: Căn cứ theo hóa đơn số 0002528 (phụ lục 11) ngày 19/07/2012
công ty về việc mua 20 lốp xe Dunlop của công ty TNHH Trường Hải với đơn giá 3.300.000đ/chiếc (đã bao gồm thuế GTGT 10%). Công ty thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán tiến hành kiểm tra hóa đơn và hạch toán như sau:
Nợ TK 156: 60.000.000đ Nợ TK 133(1): 6.000.000đ
Có TK 112: 66.000.000đ
Ví dụ 2: Ngày 19/07/2012, các bên tiến hành kiểm tra số lượng hàng hóa
nhập kho phát hiện 50% số lượng hàng hóa không đủ chất lượng, sai quy cách so với hợp đồng thỏa thuận, công ty tiến hành trả lại bên bán chấp nhận và thanh toán bằng tiền mặt, Kế toán hạch toán thuế GTGT như sau:
Nợ TK 111: 33.000.000đ Có TK 156: 30.000.000đ Có TK 133(1) 3.000.000đ
Ví dụ 3: Ngày 01/07/2012 công ty mua một chiếc xe ôtô tải để phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh có số liệu sau:
- Hóa đơn thuế GTGT : Giá mua chưa thuế 2.234.978.000 đ, thuế suất thuế GTGT 10%
- Giấy báo nợ số 20 ngày 10/12/2012 chuyển trả cho công ty KIA AUTO với số tiền 2.458.475.800 đ
Kế toán hạch toán như sau:
NợTK211:2.234.978.000 đ Nợ TK 133(2): 223.497.800 đ Cú TK 112: 2.458.475.800 đ
Ví dụ 4: Căn cứ vào hóa đơn số 0000156 (phụ lục 12) ngày 10/7/2012 công
ty thanh toán tiền vận chuyển cho công ty TNHH Mạnh Cường với số tiền chưa thuế GTGT là 4.575.000 đ, thuế suất thuế GTGT 5%, Cơng ty đã thanh toán bằng chuyển khoản. Kế toán ghi:
Nợ TK 156(2): 4.575.000 đ Nợ TK 133(1): 228.750 đ Có TK 112: 4.803.750 đ
Ví dụ 5: Căn cứ vào phiếu chi (phụ lục 13) ngày 15/07/2012 thanh toán tiền
điện với số tiền gồm cả thuế GTGT 10% là 22.495.000 đồng . Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 642: 20.450.000 đ Nợ TK 133(1): 2.045.000 đ Có TK 111: 22.495.000 đ
Ví dụ 6: căn cứ vào phiếu kế toán số 06 này 27/7/2012 thanh toán tiền mua
xăng phục vụ công tác kinh doanh với tổng số tiền 2.750.000 đ thuế suất thuế GTGT 10%. Kế toán ghi sổ:
Nợ TK 641: 2.500.000đ Nợ TK 133(1): 250.000 đ
Có TK 1111: 2.750.000 đ * Kế toán thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ:
Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ là những hóa đơn GTGT quá 6 tháng không được kế toán công ty kê khai vào, những hóa đơn thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc trong vòng 6 tháng không thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ.
- Trường hợp hỉa đơn GTGT quá 6 không kê khai
Vớ dụ: Ngày 01/03/2012 công ty mua máy tính của công ty điện tử Trần Anh
sử dụng cho bộ phận bán hàng nhưng đến tháng 10/2012 công ty mới đưa hóa đơn vào kê khai giá mua chưa thuế là 15.000.000 đồng thuế suất thuế GTGT (10%) công ty thanh toán bằng tiền mặt.
Trong tháng kế toán nhận được hóa đơn kế toán ghi sổ: Nợ TK211: 15.000.000 đ
Nợ TK 1331: 1.500.000 đ Cú TK 111: 16.500.000 đ
Tuy nhiên do đến tháng 10 công ty mới kê khai vào phần mềm vì vậy phần thuế GTGT của nghiệp vụ này không được khấu trừ vì đó quá 6 tháng không kê khai. Khi đó vào tháng 10/2012 kế toán phải điều chỉnh lại nghiệp vụ này như sau : Do giá trị của tài sản lớn hơn 10 triệu nên phần thuế GTGT đó được ghi nhận vào phần nguyên giá của tài sản cố định, kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK211: 1.500.000 đ
Có TK 133(2): 1.500.000 đ
- Trường hợp hỉa đơn GTGT trị giỏ trên 20 triệu trở lên nhưng cụng ty
thanh toán bằng tiền mặt
Ví dụ: Ngày 12/10/2012 công ty mua ngoài 1 máy cắt để phục vụ sản xuất
với giá mua chưa thuế GTGT là 52.000.000 đồng, thuế suất thué GTGT là 10%. Công ty thanh toán bằng tiền mặt
Như vậy hóa đơn này có trị giá trên 20 triệu nhưng công ty không thanh toán qua ngân hàng bằng cách chuyển khoản nên theo luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 thì hóa đơn này sẽ không được khấu trừ.
Kế toán ghi sổ theo định khoản:
NợTK 156: 52.000.000 đ Có TK 111: 52.000.000 đ
2.3.2.2. Kế toán thuế GTGT đầu ra
a. Chứng từ sử dụng
Cơ sở sản xuất kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải sử dụng các loại hóa đơn, chứng từ sau.
Hóa đơn GTGT mẫu số: 01GTKT3/001
Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra PLOl-l/GTGT (phụ lục 5) Tờ khai thuế GTGT mẫu số: 01/GTGT
b. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán thuế GTGT đầu ra kế toán sử dụng tài khoản 3331 - Thuế GTGT phải nộp
c. Sổ sách kể toán
Kế toán sử dụng sổ cái tài khoản 3331 và các sồ liên quan. (phụ lục 14)
d. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
Ví dụ 1: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0000630 (phụ lục 15) Ngày 12/07/2012, Công ty xuất bán Xi măng cho công ty CP Xây dựng Tiến Thành, số
lượng là: 420 tấn đơn giá chưa thuế mỗi tấn là : 1.400.000đ thuế suất 10%. Bên mua thanh toán toàn bộ tiền bằng tiền gửi ngân hàng . Kế toán tiến hành kiềm tra và hạch toán:
Nợ TK 112 : 646.800.000đ
Có TK511: 588.000.000 đ Có TK 333(1): 58.800.000 đ
Ví dụ 2: Ngày 15/7/2012 Công ty tiến hành nhượng bán máy cắt nguyên giá
50.000.000đ, giá trị hao mòn lũy kế đến thời điểm bán là 20.000.000đ, giá bán chưa thuế GTGT là 25.000.000 (thuế suất 10%). Bên mua thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán tiến hành hạch toán như sau :
-Phản ánh nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ Nợ TK811 : 30.000.000 đ Nợ TK214: 20.000.000 đ Cú TK211 : 50.000.000 đ -Phản ảnh doanh thu bán TSCĐ Nợ TK 112 : 27.500.000 đ Có TK711 : 25.000.000 đ Có TK 333(11): 2.500.000 đ *Trường hợp hàng bỏn bị trả lại:
Về nguyên tắc các bên phải lập biên bản ghi nhận nguyên nhân trả lại hàng. Nếu bên mua có sử dụng hóa đơn GTGT thì phải xuất hóa đơn cho bên bán ghi rõ là hàng trả lại. Nếu bên mua hàng không sử dụng hóa đơn GTGT thì phải trả lại hóa đơn cho bên bán đồng thời khi đó kế toán phản ánh số tiền trả lại cho người mua, doanh thu và số thuế của hàng bán bị trả lại
Ví dụ 3: Ngày 20/7/2012 công ty nhận được hóa đơn của công ty CP Xây
dựng Tiến Thành xuất trả lại 10 tấn tấn Xi măng không đúng quy cách mua theo hóa đơn số 0000630 ngày 12/07/2012. Tổng giá của lô hàng là 15.400.000đ trong đó thuế suất thuế GTGT là 10%. Hàng đã nhập kho đủ và công ty đã trả lại bằng
chuyền khoản.
Kế toán vào sổ kế toán ghi:
Nợ TK 531 : 14.000.000 đ Nợ TK 333(1): 1.400.000 đ
Có TK 112: 15.400.000 đ
Ví dụ 4: Ngày 17/7/2012, căn cứ hóa đơn GTGT số 0000632 (phụ lục 16)
Công ty xuất bán Xi măng cho công ty CP Xây dựng Trường Thành, số lượng là: 200 tấn đơn giá chưa thuế mỗi tấn là : 1.400.000đ thuế suất 10%. Khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 112: 308.000.000đ
Có TK 511: 280.000.000đ
Có TK 333(1): 28.000.000đ
Kế toán tập hợp doanh thu hoạt động bán hàng của công ty vào chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 333 - Thuế GTGT đầu ra phải nộp. Hàng tháng để quyết toán thuế GTGT đầu vào với thuế GTGT đầu ra kế toán lập bảng kê hóa đơn chứng từ, hàng hóa dịch vụ bán ra như sau:
Căn cứ vào hóa đơn GTGT, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra kế toán lập bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra trên phần mềm HTKK 3.0 để cuối tháng nộp cho cơ quan thuế