CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁ N AAC

Một phần của tài liệu THỰC TẾ VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN (Trang 32)

II- KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ

5. Thực hiện các thử nghiệm chi tiết đối với TSCĐ

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁ N AAC

Thanh lý n/bán 67.240.362 67.240.362

Giảm khác

Số cuối kỳ 1.025.124.632 1.547.924.119 7.988.441.470 233.900.082 84.165.511 10.879.555.814

Giá trị còn lại

Số đầu năm 3.962.267.709

2.634.624.03

3 8.490.173.061 19.003.427 -

15.106.068.230 0

Số cuối kỳ 3.749.301.998 3.362.868.799 6.609.010.717 16.873.263 - 13.738.054.777

Bảng tổng hợp các tài sản tăng trong năm 2009

Tên tài sản Nguyên giá tài sản Ghi chú

Xe ôtô Toyota Corola 14.670.000 Tăng từ quý 4/ 2009 Máy đào CAT 330BL 1.171.000.000 Tăng từ quy 3/2009

Máy hàn POWERMAG 24.600.000 Tăng từ quý 3/2009

Máy điều hòa National 9.952.381 Tăng từ quý 2/2009

Tên khách hàng: Công ty cổ phần vận tải XYZ Người lập Ngày

Chủ đề: 07/03/2010

TK 211 Người ktra Ngày Niên độ: Năm 2009 10/03/2010

Phương pháp - Đối chiếu số dư cuối kỳ với biên bản kiểm kê - Kiểm tra các nvụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ - Kiểm tra tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ

- Kiểm tra xem TSCĐ có được phân loại không, việc trình bày và công bố trên BCTC

Thực hiện

- Đối chiếu số liệu về số dư đầu năm, số phát sinh trong năm, số dư cuối năm của TK 211 giữa bảng tổng hợp TSCĐ và bảng CĐPS → khớp số liệu

- Dựa trên bảng tổng hợp các TSCĐ tăng trong năm 2009 KTV tiến hành liệt kê những TSCĐ tăng trong năm 2009 mà không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ (dưới 10 triệu đồng hoặc đó là chi phí trong năm của đơn vị)

Tên tài sản Tháng

đưa vào sd Nguyên giá TLKH KH mỗi năm TGPB PB năm 2009

Máy điều hòa 04/2009 9.952.381 33,33% 3.317.460 3 năm 2.488.095 National

Xe ôtô Toyota 10/2009 14.670.000 33,33% 4.890.000 3năm 815.000 Corola

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN - AAC

Qua kiểm tra, đối chiếu kiểm toán viên nhận thấy số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của TK211 trên Bảng cân đối số phát sinh khớp với số liệu trên Bảng tổng hợp Tài sản cố định và TSCĐ được phân loại đầy đủ phù hợp.

Khớp số liệu.

Như vậy qua việc thực hiện thủ tục đối chiếu số liệu trên Bảng tổng hợp TSCĐ với Bảng cân đối số phát sinh, các kiểm toán viên của công ty đã kiểm tra được sự chính xác của số liệu và số dư các tài khoản đầy đủ, đảm bảo thử nghiệm chi tiết về số dư được thực hiện một cách tốt nhất.

b. Kiểm tra việc ghi nhận tài sản cố định của đơn vị có đúng

với chuẩn mực kế toán về TSCĐ (VAS 03).

Thực tế tại công ty cổ phần vận tải XYZ

Một số TSCĐ tăng trong năm 2009 không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ nhưng đơn vị vẫn ghi tăng nguyên giá và trích khấu hao:

- Máy điều hòa National cho phòng họp có giá trị dưới 10 triệu đồng

Kiểm toán viên đề nghị đơn vị hạch toán giảm nguyên giá và khấu hao đã trích, hạch toán tăng giá trị công cụ dụng cụ trong năm 2009.

Bút toán điều chỉnh:

1. Nợ TK 153: 9.952.381

Có TK 211: 9.952.381

2. Nợ TK 214: 2.488.095

Có TK 627: 2.488.095

- Xe ôtô Toyota Corola theo chứng từ phát sinh (PKT 2067/10) và phỏng vấn nhân viên kế toán thì đây là khoản chi phí tăng do sửa chữa lớn chiếc xe ôtô đã khấu hao hết giá trị và không đủ điều kiện để ghi nhận TSCĐ

Kiểm toán viên đề nghị đơn vị hạch toán giảm nguyên giá và khấu hao đã trích, chuyển sang theo dõi trên TK 242 và phân bổ không quá 3 năm.

Bút toán điều chỉnh: 1. Nợ TK 242: 13.855.000 Nợ TK 627: 815.000 Có TK 211: 14.670.000 2. Nợ TK 214: 815.000 Có TK 627: 815.000

Khi kiểm tra về việc ghi nhận TSCĐ của khách hàng, kiểm toán viên của công ty đã kiểm tra chi tiết từng khoản tăng TSCĐ trong kỳ với các chứng từ liên quan và bản chất nội dung của nghiệp vụ phát sinh xem chúng có phù hợp với quy định, chuẩn mực về việc ghi nhận TSCĐ hay không, để góp ý với đơn vị điều chỉnh lại và ghi nhận cho phù hợp.

c. Kiểm tra các TSCĐ tăng trong kỳ

Đối với các TSCĐ tăng trong kỳ, kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra đồng thời với việc kiểm tra xem các khoản tăng này có đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ hay không, ngoài ra còn phải đảm bảo:

- Kiểm tra sự hợp lý, chính xác và đầy đủ của các chứng từ trong hồ sơ về tăng TSCĐ trên Hoá đơn mua TSCĐ, xác minh những chi tiết của TSCĐ với Hoá đơn, hợp đồng hoặc các tài liệu liên quan đến quyền sở hữu TSCĐ.

- Kiểm tra việc thanh toán các Hóa đơn mua TSCĐ. Đồng thời kiểm tra xem phiếu yêu cầu mua TSCĐ đã được chấp thuận bởi cấp có thẩm quyền. Kiểm tra xem các tài sản này có được ghi chép vào các sổ sách có liên quan không.

- Trường hợp TSCĐ được tạo ra từ nội bộ của doanh nghiệp, kiểm toán viên cần kiểm tra những tài liệu có liên quan đến chi phí nhân công, chi phí thiết kế và các chi phí khác có liên quan (tham chiếu phần kiểm toán TK 241). Trong trường hợp này kiểm toán viên cần lưu ý đến khác biệt đáng kể giữa chi phí dự toán và chi phí thực tế, cũng như nguyên tắc giá phí TSCĐ không bao gồm lãi nội bộ từ hoạt động này.

- Đối với trường hợp tài sản thuê tài chính, xem xét kỹ hợp đồng thuê tài chính, đảm bảo giá phí tài sản thuê tài chính được xác định phù hợp theo quy định hiện hành.

- Đối với TSCĐ do nhà nước tặng cần lưu ý đến việc ghi nhận nguyên giá của tài sản và nghĩa vụ thuế GTGT đối với tài sản này.

- Đối với những tài sản được chuyển nhượng trong các chi nhánh của một công ty, kiểm toán viên cần kiểm tra tính chính xác của các quyết định chuyển nhượng TSCĐ đảm bảo rằng sự hạch toán thống nhất giữa các chi nhánh này với nhau. Và kiểm tra xem có phát sinh chi phí khi vận chuyển TSCĐ giữa các đơn vị phụ thuộc không vì khoản chi phí này phải tính vào chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ chứ không được ghi tăng nguyên giá TSCĐ.

Thực tế tại công ty cổ phần vận tải XYZ

- Đối với các TSCĐ tăng do mua sắm: kiểm toán viên tiến hành kiểm tra tính chính xác của Hoá đơn tài chính (mã số thuế, chữ ký của người mua hàng, người bán hàng, số tiền mua, thuế VAT…), Hợp đồng kinh tế (nội dung, chữ ký các bên liên quan, ngày ký kết, giá thỏa thuận...), phiếu yêu cầu mua TSCĐ, Biên bản bàn giao (ngày tháng bàn giao đưa vào sử dụng...) nhằm xác định thời gian sử dụng để làm cơ sở tính khấu hao.

Chi tiết trên giấy làm việc đối với tăng TSCĐ

Tên khách hàng: Công ty cổ phần vận tải XYZ Người lập Ngày

Chủ đề: 07/03/2010

TK 211 Người ktra Ngày Niên độ: Năm 2009 10/03/2010

Số CT Nội dung Đối ứngTK Số tiền(đ) Ghi chú

PC147/ 04

Máy điều hòa National Nợ 211 Nợ 133 Có 111 9.952.381 995.238 10.947.619

- Hoá đơn TC số 0090170 ngày 07/04/09; Hợp đồng kinh tế ngày 24/03/09 và thanh lý hợp đồng ngày 07/04/09 giữa công ty CP vận tải XYZ và công ty TNHH Anh Vũ.

PKT15

76/07 Máy đào CAT330BL

Nợ 211 Nợ 133 Có 331 1.171.000.000 117.100.000 1.288.000.000

- Hoá đơn TC số 0010116 ngày 30/07/09; Hợp đồng kinh tế ngày 23/07/09 và thanh lý hợp đồng ngày 30/07/09 giữa công ty CP vận tải XYZ và công ty Xây lắp QB, Biên bản bàn giao TSCĐ ngày 07/08/09. UNC8 76/08 Máy hàn POWERMAG Nợ 211 Nợ 133 Có 112 24.600.000 2.460.000 27.060.000

- Hóa đơn số 0970114 ngày 12/08/09, hợp đồng kinh tế ngày 2/08/09 và thanh lý hợp đồng

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN - AAC

ngày 12/08/09 giữa công ty cp vận tải XYZ với công ty BM, Biên bản bàn giao ngày 14/08/09 PKT20 67/10 Xe ôtô Toyota Corola Nợ 211 Có 241 14.670.000 14.670.000

- Hóa đơn TC số 0112147 ngày 20/10/09, hợp đồng SC ngày 7/10/09 và thanh lý hợp đồng ngày 20/10/09

Qua kiểm tra các chứng từ gốc liên quan đến tăng TSCĐ của đơn vị, kiểm toán viên thấy rằng các nghiệp vụ mua mới TSCĐ được ghi vào sổ kế toán đều có chứng từ gốc đầy đủ, hợp lệ và có sự phê duyệt của Ban Giám đốc, riêng Xe ôtô Toyota Corola là do sửa chữa lớn không có quyết định tăng TSCĐ của Ban giám đốc, đơn vị hạch toán tăng TSCĐ trong kỳ và kiểm toán viên đã đề nghị đưa vào chi phí và phân bổ không quá 3 năm tiếp theo.

Như vậy việc kiểm tra các TSCĐ tăng trong kỳ được kiểm toán viên kiểm tra đầy đủ và chi tiết, từ sổ sách đến chứng từ và từ Hồ sơ TSCĐ đến việc ghi chép vào sổ của đơn vị khách hàng, thử nghiệm chi tiết đối với TSCĐ tăng trong kỳ được các kiểm toán viên của công ty kiểm tra khá kỹ lưỡng, đảm bảo không có bỏ sót nghiệp vụ nào và thực hiện những mục tiêu kiểm toán đưa ra.

d. Kiểm tra các TSCĐ giảm trong kỳ

Đối với những TSCĐ giảm trong kỳ thì khi tiến hành kiểm tra cần đảm bảo các mục tiêu như sau:

- Đảm bảo những tài sản được thanh lý, chuyển nhượng phát sinh trong kỳ đã được phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán và BCTC.

- Kiểm tra những tài sản thanh lý có giá trị lớn.

- Đối chiếu các khoản thu từ thanh lý TSCĐ có giá trị lớn với sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Đảm bảo số tiền thu được từ thanh lý, nhượng bán là hợp lý (không quá thấp) đặc biệt lưu ý trong trường hợp bán cho các bên có liên quan. Kiểm tra xem khoản thu này có được ghi vào sổ sách đầy đủ chưa.

- Kiểm tra việc tính toán lãi lỗ từ thanh lý TSCĐ, các chi phí khi thanh lý.

- Kiểm tra biên bản thanh lý TSCĐ do những người có thẩm quyền trong đơn vị thông qua (đối với DNNN, việc thanh lý những tài sản quan trọng cần có sự phê duyệt của cơ quan chủ quản).

Thực tế tại công ty cổ phần vận tải XYZ

Trong năm 2009 công ty cổ phần vận tải XYZ có thanh lý một TSCĐ có giá trị lớn, kiểm toán viên đã tiến hành kiểm tra các chứng từ liên quan xem có Quyết định thanh lý của người có thẩm quyền, có Biên bản thanh lý, có xuất Hóa đơn tài chính cho người mua hay, kê khai và nộp thuế GTGT cho cơ quan Nhà nước hay không. Kiểm toán viên ghi lại rõ các nội dung từ thanh lý tài sản trên giấy làm việc của mình.

PKT 1439/07 Rơmoc Cont2 trục 73R 00-11 Nợ 214 Nợ 811 Có 211 67.240.362 52.298.058 119.538.420

Biên bản thanh lý 03/07/09, Hoá đơn TC số 0901547 ngày 04/07/09 xuất cho công ty TNHH Hùng Dũng, Quyết định thanh lý TSCĐ của Giám đốc công ty.

Qua kiểm tra kiểm toán viên nhận thấy các chứng từ của đơn vị trong việc thanh lý TSCĐ đều đầy đủ, hợp lệ. Đơn vị đã hạch toán đầy đủ các bút toán cần thiết và đã xuất Hoá đơn tài chính cho bên mua. Đơn vị đã thu tiền thanh lý bằng tiền mặt từ công ty TNHH Hùng Dũng.

e. Kiểm tra về sự tồn tại của TSCĐ: Đây là một mục tiêu quantrọng khi tiến hành kiểm toán khoản mục TSCĐ, khi tiến hành kiểm tra về sự tồn tại trọng khi tiến hành kiểm toán khoản mục TSCĐ, khi tiến hành kiểm tra về sự tồn tại của TSCĐ thì kiểm toán viên có thể:

- Phương pháp hiệu quả nhất mà công ty TNHH AAC luôn sử dụng để xác định sự tồn tại của TSCĐ chính là kiểm kê TSCĐ. Kiểm toán viên có thể thực hiện kiểm kê TSCĐ đồng thời kiểm kê hàng tồn kho. Bằng cách kiểm kê TSCĐ, kiểm toán viên có thể có được những bằng chứng về việc liệu tài sản có chịu sự kiểm soát của khách hàng hay không.

- Bên cạnh đó các kiểm toán viên có thể xem xét tính liên tục trong hoạt động kinh doanh trước và sau ngày lập bảng cân đối kế toán; hoặc thông qua những hiểu biết về năng lực sản xuất; kết quả hoạt động.

- Kiểm toán viên có thể kiểm tra sự tồn tại của TSCĐ thông qua việc xem xét các bằng chứng bổ sung của các báo cáo sản xuất và mối liên hệ của chúng với các nhóm tài sản, đơn vị sản xuất có liên quan hoặc thông qua việc xem xét sản lượng được sản xuất ra từ những tài sản tương tự của năm trước; kế hoạch sản xuất và hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

- Nếu kiểm toán viên đã kiểm tra sự tồn tại của TSCĐ trước ngày lập bảng cân đối kế toán thì cần cân nhắc xem liệu có cần xác nhận lại sự tồn tại của tài sản tại ngày lập bảng cân đối kế toán hay không. Nếu tài sản tồn tại tại ngày lập bảng cân đối kế toán thì kiểm toán viên cần kiểm tra xem liệu chúng có bị thanh lý hay nhượng bán không.

Thực tế tại công ty cổ phần vận tải XYZ

Tại công ty cổ phần vận tải XYZ có thực hiện kiểm kê TSCĐ vào ngày 31/12/09, do thời điểm đó các kiểm toán viên của AAC đều đang kiểm kê ở những đơn vị khác nên không tiến hành kiểm kê trực tiếp tại đơn vị được nên kiểm toán viên chấp nhận Biên bản kiểm kê mà đơn vị cung cấp.

Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa Biên bản kiểm kê và số liệu trên sổ TSCĐ

Tổng giá trị TSCĐ trên sổ sách: 24.617.610.591 đ Tổng giá trị TSCĐ khi tiến hành kiểm kê: 24.617.610.600 đ

Chênh lệch: 9 đ (nhỏ)

Nguyên nhân: do làm tròn số liệu Khớp số liệu.

Ngày 26/03/2010 khi các kiểm toán viên tiến hành kiểm toán khoản mục TSCĐ thì đơn vị vẫn chưa có Biên bản kiểm kê TSCĐ tại 31/12/09 nên không thể đối chiếu để kiểm tra số liệu trên Sổ TSCĐ dẫn đến không thể kiểm tra sự tồn tại của TSCĐ.

Đề nghị đơn vị bổ sung.

Nếu đơn vị không bổ sung Biên bản kiểm kê TSCĐ được thì kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến.

Để kiểm tra về sự tồn tại của TSCĐ vào cuối kỳ thì phương pháp kiểm kê là một thủ tục rất hữu hiệu và cung cấp những bằng chứng đáng tin cậy nhất cho kiểm toán viên. Tuy nhiên do sức ép về mặt thời gian, quá trình kiểm kê thường được thực hiện vào cuối niên độ kế toán mà số lượng khách hàng của AAC khá lớn, nguồn nhân lực có hạn nên nhiều đơn vị các kiểm toán viên không thể tham gia trực tiếp vào quá trình kiểm kê. Trong trường hợp này các kiểm toán viên thường chấp nhận Biên bản kiểm kê mà khách hàng lập, việc này có thể là một rủi ro đối với việc kiểm toán khoản mục TSCĐ vì đây là khoản mục chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng Tài sản của mỗi đơn vị và có thể ảnh hưởng tới kết quả cuộc kiểm toán.

* Khó khăn khi tiến hành kiểm kê TSCĐ tại các đơn vị:

Trường hợp tài sản không có trong cuộc kiểm kê (ví dụ như tàu hay xe vận tải đang di chuyển sử dụng), hay nó đang thuộc sở hữu của bên thứ ba (cho thuê, giữ hộ, cầm cố, thế chấp...) hoặc không thể tiếp cận được (thiết bị đào mỏ, cáp dưới biển). Trong những trường hợp này thì kiểm toán viên cần tìm kiếm những bằng chứng thích hợp bằng cách tham chiếu đến: xác nhận của bên thứ ba; phân tích các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa; thu nhập do những tài sản đó mang lại; kiểm tra các chứng từ gốc liên quan đến TSCĐ đó, kiểm tra việc ghi nhận doanh thu của hoạt động cho thuê, báo cáo của kỹ sư nhà máy….

Một phần của tài liệu THỰC TẾ VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w