PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Một phần của tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 cả năm theo Chuẩn KTKN (Trang 48)

III/ Hoạt động dạy học:

PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA

LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA I/ Mục tiêu :

Giúp HS:

-Nêu được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và tác hại của các bệnh này. -Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.

-Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện.

II/ Đồ dùng dạy- học :

-Các hình minh hoạ trong SGK trang 30, 31 (phóng to ). -Chuẩn bị 5 tờ giấy A3.

-HS chuẩn bị bút màu.

III/ Hoạt động dạy- học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu 3 HS lên bảng trả

lời:

1) Em hãy nêu nguyên nhân và tác hại của béo phì ?

2) Em hãy nêu các cách để phòng tránh béo phì ?

3) Em đã làm gì để phòng tránh béo phì ? -GV nhận xét và cho điểm HS.

3.Dạy bài mới:

* Giới thiệu bài: -GV hỏi:

+Em hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?

-GV giới thiệu: Tiêu chảy, tả, lị, thương hàn là một số bệnh lây qua đường tiêu hoá thường gặp. Những bệnh này có nguyên nhân từ đâu và cách phòng bệnh như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.

* Hoạt động 1: Tác hại của các bệnh lây qua

đường tiêu hoá.

 Mục tiêu: Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này.

-3 HS trả lời.

-HS trả lời:

-Thảo luận cặp đôi.

Cách tiến hành:

-GV tiến hành hoạt động cặp đôi theo định hướng.

-2 HS ngồi cùng bàn hỏi nhau về cảm giác khi bị đau bụng, tiêu chảy, tả, lị, … và tác hại của một số bệnh đó.

-Giúp đỡ các cặp HS yếu. Đảm bảo HS nào cũng được hỏi đáp về bệnh.

-Gọi 3 cặp HS thảo luận trước lớp về các bệnh: tiêu chảy, tả, lị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-GV nhận xét, tuyên dương các đôi có hiểu biết về các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

-Hỏi:

1) Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào ?

2) Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần phải làm gì ?

* GV kết luận: Các bệnh lây qua đường tiêu

hoá rất nguy hiểm điều có thể gây ra chết người nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân của người bệnh, nên rất dễ lây lan thành dịch làm thiệt hại người và của. Vì vậy khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần điều trị kịp thời và phòng bệnh cho mọi người xung quanh.

* Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách đề

phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách

đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. Cách tiến hành:

-GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.

-Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 30, 31 thảo luận và trả lời các câu hỏi sau;

1) Các bạn trong hình ảnh đang làm gì ? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì ?

-HS trả lời:

1) Các bệnh lây qua đường tiêu hoá làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng.

2) Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần đi khám bác sĩ và điều trị ngay. Đặc biệt nếu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế.

-HS lắng nghe, ghi nhớ.

-HS tiến hành thảo luận nhóm. -HS trình bày.

+Hình 1, 2 các bạn uống nước lả, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

+Hình 3- Uống nước sạch đun sôi, hình 4- Rửa chân tay sạch sẽ, hình 5- Đổ bỏ thức ăn ôi thiu, hình 6- Chôn lắp kĩ rác thải giúp chúng ta không bị mắc các bệnh đường tiêu hoá.

2) Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?

3) Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?

4) Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?

-GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS.

-Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết trước lớp. -Hỏi: Tại sao chúng ta phải diệt ruồi ?

* Kết luận: Nguyên nhân gây ra các bệnh lây

qua đường tiêu hoá là do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh môi trường kém. Do vậy chúng ta cần giữ vệ sinh trong ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường tốt để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

* Hoạt động 3 : Người hoạ sĩ tí hon.

Mục tiêu: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện. Cách tiến hành:

-GV cho các nhóm vẻ tranh với nội dung: Tuyên truyền cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá theo định hướng.

-Chia nhóm HS.

-Cho HS chọn 1 trong 3 nội dung: Giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường để vẽ nhằm tuyên truyền cho mọi người có ý thức đề phòng bệnh lây qua đường tiêu

trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn, …

3) Không ăn thức ăn để lâu ngày, không ăn thức ăn bị ruồi, muỗi bâu vào, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thu rác, đổ rác đúng nơi quy định để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.

4) Chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh.

-HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. -HS đọc.

-Vì ruồi là con vật trung gian truyền các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Chúng thường đậu ở chỗ bẩn rồi lại đậu vào thức ăn.

-HS lắng nghe.

-Tiến hành hoạt động theo nhóm.

-Chọn nội dung và vẽ tranh.

-Mỗi nhóm cử 1 HS cầm tranh, 1 HS trình bày ý tưởng của nhóm mình.

hoá.

-GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn để đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm điều được tham gia.

-Gọi các nhóm lên trình bày sản phẩm, và các nhóm khác có thể bổ sung.

-GV nhận xét tuyên dương các nhóm có ý tưởng, nội dung hay và vẽ đẹp, trình bày lưu loát.

3.Củng cố- dặn dò:

-GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.

-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 31 / SGK.

-Dặn HS có ý thức giữ gìn vệ sinh đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.

Một phần của tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 cả năm theo Chuẩn KTKN (Trang 48)