III/ Hoạt động dạy học:
PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ I/ Mục tiêu :
I/ Mục tiêu :
Giúp HS:
-Nêu được dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
-Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng.
-Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì và vận động mọi người cùng phòng và chữa bệnh béo phì.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Các hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK (phóng to nếu có điều kiện). -Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi.
-Phiếu ghi các tình huống. III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu 3 HS lên bảng
trả lời câu hỏi:
1) Vì sao trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng ? Làm thế nào để phát hiện ra trẻ bị suy dinh dưỡng ?
2) Em hãy kể tên một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng ?
3) Em hãy nêu cách đề phòng các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: -Hỏi:
+Nếu ăn thiếu chất dinh dưỡng sẽ bị mắc bệnh gì ?
-3 HS trả lời, HS dưới lớp nhận xét và bổ sung câu trả lời của bạn.
+Sẽ bị suy dinh dưỡng. +Cơ thể sẽ phát béo phì.
+Nếu ăn thừa chất dinh dưỡng cơ thể con người sẽ như thế nào ?
* GV giới thiệu: Nếu ăn quá thừa chất dinh dưỡng có thể sẽ béo phì. Vậy béo phì là tác hại gì ? Nguyên nhân và cách phòng tránh béo phì như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
* Hoạt động 1: Dấu hiệu và tác hại của
bệnh béo phì.
Mục tiêu:
-Nhận dạng dấu hiệu béo phì ở trẻ em. -Nêu được tác hại của bệnh béo phì. Cách tiến hành:
-GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng sau:
-Yêu cầu HS đọc kĩ các câu hỏi ghi trên bảng.
-Sau 3 phút suy nghĩ 1 HS lên bảng làm. -GV chữa các câu hỏi và hỏi HS nào có đáp án không giống bạn giơ tay và giải thích vì sao em chọn đáp án đó.
Câu hỏi
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời em cho là đúng:
1) Dấu hiệu để phát hiện trẻ em bị béo phì là: a) Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
b) Mặt to, hai má phúng phíng, bụng to phưỡn ra hay tròn trĩnh.
c) Cân nặng hơn so với những người cùng tuổi và cùng chiều cao từ 5kg trở lên.
d) Bị hụt hơi khi gắng sức. 2) Khi còn nhỏ đã bị béo phì sẽ gặp những bất lợi là: a) Hay bị bạn bè chế giễu. b) Lúc nhỏ đã bị béo phì thì dễ phát triển thành béo phì khi lớn.
c) Khi lớn sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp và rối loạn về khớp xương. d) Tất cả các ý trên điều đúng.
-HS lắng nghe.
-Hoạt động cả lớp. -HS suy nghĩ.
-1 HS lên bảng làm, HS dưới lớp theo dõi và chữa bài theo GV.
-HS trả lời.
1) 1a, 1c, 1d.
2) 2d.
3) Béo phì có phải là bệnh không ? Vì sao ? a) Có, vì béo phì liên quan đến các bệnh tim mạch, cao huyết áp và rối loạn khớp xương. b) Không, vì béo phì chỉ là tăng trọng lượng cơ thể.
-GV kết luận bằng cách gọi 2 HS đọc lại các câu trả lời đúng.
* Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách
phòng bệnh béo phì.
Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách
phòng bệnh béo phì. Cách tiến hành:
-GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi: 1) Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì ?
2) Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì ?
3) Cách chữa bệnh béo phì như thế nào ? -GV nhận xét tổng hợp các ý kiến của HS. * GV kết luận: Nguyên nhân gây béo phì
chủ yếu là do ăn quá nhiều sẽ kích thích sự sinh trưởng của tế bào mỡ mà lại ít hoạt động nên mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều. Rất ít trường hợp béo phì là do di truyền hay do bị rối loạn nội tiết. Khi đã bị béo phì cần xem xét, cân đối lại chế độ ăn uống, đi khám bác sĩ ngay để tìm đúng nguyên nhân để điều trị hoặc nhận được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lí, phải năng vận động, luyện tập thể dục thể thao.
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ.
Mục tiêu: Nêu đựơc các ý kiến khi bị béo
phì.
-2 HS đọc to, cả lớp theo dõi.
-Tiến hành thảo luận nhóm. -Đại diện nhóm trả lời.
1) +Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng. +Lười vận động nên mỡ tích nhiều dưới da.
+Do bị rối loạn nội tiết.
2) +Ăn uống hợp lí, ăn chậm, nhai kĩ. +Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao.
+Điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho hợp lí.
+Đi khám bác sĩ ngay.
+Năng vận động, thường xuyên tập thể dục thể thao.
-HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. -HS lắng nghe, ghi nhớ.
-HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả của nhóm mình.
Cách tiến hành:
* GV chia nhóm thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy ghi tình huống.
-Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ?
-Các tình huống đưa ra là:
+Nhóm 1 -Tình huống 1: Em bé nhà Minh có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn thịt và uống sữa.
+Nhóm 2 –Tình huống 2: Châu nặng hơn những người bạn cùng tuổi và cùng chiều cao 10kg. Những ngày ở trường ăn bánh ngọt và uống sữa Châu sẽ làm gì ?
+Nhóm 3 –Tình huống 3: Nam rất béo nhưng những giờ thể dục ở lớp em mệt nên không tham gia cùng các bạn được.
+Nhóm 4-Tình huống 4: Nga có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn quà vặt. Ngày nào đi học cũng mang theo nhiều đồ ăn để ra chơi ăn.
-GV nhận xét tổng hợp ý kiến của các nhóm HS.
* Kết luận: Chúng ta cần luôn có ý thức
phòng tránh bệnh béo phì, vận động mọi người cùng tham gia tích cực tránh bệnh béo phì. Vì béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim, mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, …
3.Củng cố- dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.
-Dặn HS về nhà vận động mọi người trong gia đình luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì.
-Dặn HS về nhà tìm hiểu về những bệnh lây qua đường tiêu hoá.
-HS trả lời:
+Em sẽ cùng mẹ cho bé ăn thịt và uống sữa ở mức độ hợp lí, điều độ và cùng bé đi bộ, tập thể dục.
+Em sẽ xin với cô giáo đổi phần ăn của mình vì ăn bánh ngọt và uống sữa sẽ tích mỡ và ngày càng tăng cân.
+Em sẽ cố gắng tập cùng các bạn hoặc xin thầy (cô giáo) cho mình tập nội dung khác cho phù hợp, thường xuyên tập thể dục ở nhà để giảm béo và tham gia được với các bạn trên lớp.
+Em sẽ không mang đồ ăn theo mình, ra chơi tham gia trò chơi cùng với các bạn trong lớp để quên đi ý nghĩ đến quà vặt. -HS nhận xét, bổ sung.