ÔN TẬP VỀ PHONG CÁCH VĂN HỌC.

Một phần của tài liệu Giáo án tăng tiết 12 ( Mới ) 2010 - 2011 (Trang 32 - 34)

A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS

- Hiểu sâu hơn về phong cách văn học, phân biệt các khái niệm trong phong cách học.

-Cảm nhận được phong cách của 1số tác giả đã học .

B.Tiến trình thực hiện

1.Ổn định tổ chức. 2.Kiểm tra bài cũ. 3.Bài mới.

Hoạt động của GV-HS

Nội dung cần đạt

GV gọi HS nhắc lại khái nịêm phong cách học,

?Những điều cần lưu ý khi nghiên cứu phong cách của 1 nhà văn là gì?

HS thảo luận rồi trả lời.

I.Ôn tập khái niệm phong cách văn học.

Phong cách văn học dùng để chỉ phong cách của 1 tác giả sáng tạo văn học. Đó là những nét riêng biệt, độc đáo của 1 tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống. Những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố của nội dung và hình thức của tác phẩm.Nói cách khác, phong cách là sự thể hiện tài nghệ của 1 người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả 1 cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo.

II.Để phát hiện và nghiên cứu phong cách nghệ thuật của 1 nhà văn, chúng ta phải chú ý tới những phương diện nào?

Gợi ý.

Để phát hiện p/c của nhà văn ta cần chú ý:

-Cái nhìn , cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật của 1 nhà văn đối với cuộc đời.

-Giọng điệu riêng gắn liền với cảm hứng sáng tác của nhà văn.

-Nét riêng trong sự lựa chọn, sử lí đề tài , xác định chủ đề, xác định đối tượng miêu tả.

-Tính thống nhất ổn định trong cách sử dụng các phương thức và phương tiện nghệ thuật của nhà văn.

III. Luyện tập.

1.Chỉ ra nét đặc thù trong p/c thơ Xuân Diệu và Huy Cận qua các bài Vội Vàng và Tràng Giang?

*Gợi ý.

Xuân Diệu và Huy Cận là 2 p/c thơ độc đáo. Qua 2 bài thơ Vội Vàng và tràng Giang có thể thấy:

HSthảo luận theo nhóm. -N1: P/c Xuân Diệu. -N2: P/c Huy Cận. Cử đại diện nhóm phát biểu. Gv nhận xét, kết luận.

-Xuân Diệu nhìn cuộc đời bằng 1 cái nhìn trẻ trung. Giọng điệu thơ sôi nổi, phấn chấn có khả năng khuấy động lòng ham sống và ứng xử chủ động trước thời gian . Hình tượng thơ tươi tắn, được xây dựng bằng những hình ảnh đậm tính cảm giác và những kết hợp từ lạ, đầy vẻ hồn nhiên và táo bạo.

-Huy Cận sống trong niềm khắc khoải trước cái vô tận của không gian vũ trụ và trong nỗi sầu dằng dặc trước tình trạng thiếu vắng những liên hệ trong cuộc đời. Giọng thơ ảo não, hình tượng thơ muốn bay hết sắc màu để nhuốm 1 sắc thái vĩnh viễn rất đặc biệt. Tất cả được thể hiện trong ngôn ngữ thơ phảng phất điệu ngâm và giàu màu sắc tượng trưng.

2.Chỉ ra những đặc điểm thuộc phong cách thời đại bao trùm văn học cách mạng Việt Nam từ sau 1945.

*Gợi ý.

-Có cái nhìn đầy lạc quan, tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của đất nước, của dân tộc, vào sức mạnh và khả năng cách mạng của quần chúng nhân dân.

-Nhiệt tình ca ngợi những phẩm chất cao quí của dân tộc ngời chói trong thử thách khốc liệt, thường lấy những sự kiện lớn có tính chất toàn dân và những nhân vật anh hùng làm đối tượng miêu tả chính.

-Thích xây dựng những hình tượng kì vĩ, đậm màu sắc lí tưởng, có sức vẫy gọi, cổ động mạnh mẽ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-ngôn ngữ trong sáng, giàu tính đại chúng, chú trọng tính truyền cảm trực tiếp...

3.Chỉ ra p/c Thạch lam và Vũ Trọng Phụng qua ‘Hai đứa trẻ” và “Hạnh phúc của 1 tang gia.”

*Gợi ý.

a)Thạch Lam có phong cách nghiêng về phía trữ tình, đi sâu miêu tả những trạng thái tâm hồn, những cảm

giác tinh tế của nhân vật.

-Cốt truyện đơn giản, hầu như không có gì, dành chỗ cho sự lan toả của những nỗi niềm, những khám phá về chất thơ của đời sống.

b)Vũ trọng Phụng hết sức nhạy cảm với những sự giả dối bao trùm đời sống xã hội và đã vạch ra chân tướng của các sự kiện, các hạng người 1 cách sắc sảo.

-Ngôn ngữtác phẩm đậm đà chất tiểu thuyết, có tính đa thanh, phản ánh được cái phức tạp của những quan hệ và sự đối chọi cuả các loại ý thức trong cuộc đời.

C.Củng cố.

-Nhắc nhở HS làm bài tập về nhà: Chỉ ra p/c Hồ Chí Minh trong Tuyên Ngôn độc lập?

Ngày soạn: 2/ 11/2010

Một phần của tài liệu Giáo án tăng tiết 12 ( Mới ) 2010 - 2011 (Trang 32 - 34)