Vấn đề tin học trong công tác kế toán cho vay

Một phần của tài liệu thưc trạng nghiệp vụ cho vay và kế toán cho vay tại ngân hàng liên doanh lào (Trang 30 - 32)

Trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, NH với nhiều nghiệp vụ đa dạng, phong phú và với khối lượng KH lớn, bao gồm cả DN và tư nhân. Công việc KT nói chung là phải cập nhật một số khối lượng số liệu hàng ngày với yêu cầu chính xác, đầy đủ, kịp thời, thuận tiện do đó việc đưa tin học vào NH là một

công việc đòi hỏi cần thiết và cấp bách. Mặt khác, nhờ tin học hoá trong công tác thanh toán nên việc chuyển tiền, giao dịch ngoại tỉnh từ nơi này đến nơi khácđược nhanh chóng thuận tiện, đảm bảo an toàn tài sản cho KH, NH cũng có thêm nguồn thu nhập mới trong kinh doanh qua các dịch vụ chuyển tiền cho KH.

NH liên doanh Lào Việt ra đời trên cơ sở liên doanh giữa hai NH BIDV Việt Nam và NH BCEL Lào. Hiện nay, hệ thống NH Đầu tư và phát triển Việt Nam đã trang bị hệ thống máy vi tính nối mạng từ trung ương đến địa phương. NH liên doanh Lào Việt - Chi nhánh Hà Nội là một NH trực thuộc NH đầu tư Nhà nước Việt Nam nên cũng không nằm ngoại lệ. Chi nhánh đã mở các lớp tập huấn nghiệp vụ giao tiếp qua mạng vi tính cho tất cả các cán bộ công nhân viên của mình. Đội ngũ KT của Chi nhánh đều có thể sử dụng máy tính thành thạo cho công tác nghiệp vụ của mình nên đã ứng dụng tin học vào tất cả các nghiệp vụ kinh doanh trong đó có hoạt động đầu tư TD.

Nhờ có máy tính mà toàn bộ hồ sơ của KH được lưu giữ trong máy nhằm đảm bảo an toàn chính xác về việc quản lý tài sản tránh việc thất thoát, ngoài ra việc quản lý hồ sơ trên máy còn giúp cho việc cung cấp, cập nhật sổ sách, số liệu được nhanh chóng thuận tiện đáp ứng được hoạt động kinh doanhngày càng có hiệu quả. Mặt khác việc ứng dụng tin học vào hoạt động nghiệp vụ cũng giúp cho Chi nhánh giảm bớt được khối lượng cán bộ gián tiếp để tăng cường cán bộ trực tiếp làm cho hoạt động của NH ngày càng thu được hiệu quả cao.

Trong nghiệp vụ KT khi nhập dữ liệu theo dõi KH vay vốn đòi hỏi phải cung cấp thông tin đầy đủ về KH như: đăng ký mã KH ; tên và địa chỉ của KH; đối tượng kinh doanh; cấp nào quản lý... Từ đó mới được mở TK nội bảng và ngoại bảng cho từng KH nên đảm bảo tuyệt đối an toàn. Căn cứ vào mã KH đã đăng ký trong máy rồi tiến hành ghi nợ - ghi có theo số tiền vay và nhập ngoại

bảng giá trị tài sản làm đảm bảo tiền vay. Khi thu nợ căn cứ vào số tiền KH trả nợ mà ghi nợ - ghi có vào các TK tương ứng.

Nhờ ứng dụng tin học trong KT cho vay mà công tác kiểm tra, kiểm soát thông tin KH, đặc biệt là phòng ngừa rủi ro của các phòng chức năng được nhanh nhạy và theo dõi chặt chẽ với mọi KH vay vốn. Công tác theo dõi nợ, kỳ hạn nợ của KH được quản lý chặt chẽ, chính xác với từng KH tránh được sự sửa chữa kỳ hạn nợ tuỳ tiện của cán bộ TD.

Cuối cùng, bên cạnh những khâu của nghiệp vụ KT cho vay được thực hiện trên máy vi tính thì cũng còn nhiều khâu phải thực hiện một cách thủ công như: các khâu liên quan đến việc phát tiền vay, việc lập phiếu chi. Cuối tháng KT viên vẫn phải lập sao kê khế ước phản ánh toàn bộ quá trình theo dõi kỳ hạn nợ, quá trình trả nợ, trả lãi của KH đối chiếu với sổ sách theo dõi tổng hợp, rồi thông báo cho CBTD biết món nào đã hết nợ, tình hình trả lãi từng món ... Đây là công việc hết sức khó khăn đối với CBKT cho vay của Chi nhánh. Hơn nữa, điều này làm mất nhiều thời gian cho kế toán viên và gây nên sự giải quyết chậm chạp cho KH vay vốn khi đến thanh toán nợ. Đây là một vấn đề tồn tại của Chi nhánh, cần tìm ra biện pháp tối ưu nhất để tháo gỡ những khó khăn cho nghiệp vụ KT cho vay nhằm đáp ứng được đầy đủ yêu cầu ngày càng cao của KH đến vay vốn.

Một phần của tài liệu thưc trạng nghiệp vụ cho vay và kế toán cho vay tại ngân hàng liên doanh lào (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w