Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Thị xã Thái Hòa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Sự biến động số lượng của một số sâu hại chính và biện pháp phòng trừ (Trang 32)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.5.2.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Thị xã Thái Hòa

Thị xã Thái Hoà là một thị xã trung du miền núi, vừa mới được công bố thành lập ngày 10/5/2008 theo Nghị định số 164/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính. Sau khi chia tách Tổng dân số toàn thị xã Thái Hoà có đến 30/6/2008 là 67.427 người; mật độ phân bố trung bình xấp xỉ 500 người/km2. Số người dân tộc thiểu số 5.751 người gồm: Thanh, Thái, Thổ chiếm tỷ lệ 8,5% so với tổng dân số.

Thị xã Thái Hoà là một thị xã miền núi nên chịu ảnh hưởng khí hậu đặc trưng của vùng núi phía Tây, nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao từ 23 - 250C và có sự chênh lệch nhiệt độ cũng như độ ẩm không khí khá lớn giữa các mùa đặc biệt là mùa đông và mùa hè; vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm Thái hoà chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam làm cho thời tiết khô nóng và hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.

Hiện nay diện tích đất tự nhiên của thị xã là 13.518,8ha chiếm 0,82% diện tích tự nhiên tỉnh Nghệ An; trong đó diện tích đất nông nghiệp 10.152,62ha, diện tích đất phi nông nghiệp 3.058,62ha, diện tích đất chưa sử dụng 307,54ha.

Địa hình lãnh thổ phân bố chủ yếu là đồi núi thoải chiếm khoảng 60% tổng diện tích, đồng bằng thung lũng chiếm khoảng 30%, đồi núi cao chiếm khoảng 10%. Do kiến tạo của địa chất cho nên Thái Hoà có những vùng đất tương đối bằng phẳng, quy mô diện tích lớn và tương đối thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

CHƯƠNG 2.

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Sự biến động số lượng của một số sâu hại chính và biện pháp phòng trừ (Trang 32)