4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Trường Sơn Bắc, có tọa độ địa lý từ 18o35’ - 19o30’ vĩ độ bắc và 103o52’ - 105o42’ kinh độ đông với tổng diện tích tự nhiên 1.637.068 ha (bằng 1/20 diện tích lãnh thổ Việt Nam).
Địa hình Nghệ An có thể chia ra 3 vùng cảnh quan, đây là đặc điểm chi phối đến mọi hoạt động, nhất là trong sản xuất nông nghiệp của Nghệ An. Vùng núi cao (chiếm 77% diện tích), vùng gò đồi (13%), vùng đồng bằng chỉ chiếm 10% diện tích. Đồng bằng phù sa gồm các dải đồng bằng Vinh, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc. Vùng đất cát ven biển Quỳnh Lưu - Diễn Châu, Nghi Lộc - Hưng Nguyên.
Khí hậu Nghệ An mang đặc tính nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm cơ bản là nóng ẩm mưa nhiều theo mùa. Hàng năm, đất Nghệ An nhận được trung bình 120-140 Kcal/cm2bức xạ mặt trời, nhiệt độ trung bình 23 - 24oC, độ ẩm không khí là 85%, lượng mưa trung bình cả năm từ 1.600 – 2.000 mm.
Nghệ An là một trong những tỉnh đông dân, với dân số 2.923.647 người (tính đến 21/12/2000), mật độ dân số trung bình toàn tỉnh khoảng 180 người /Km2. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng, vùng đồng bằng chiếm 10% diện tích nhưng tập trung đến 80% dân số, vùng núi và gò đồi chiếm 90% diện tích nhưng chỉ có 20% dân số.
Ngoài ra, sự thay đổi cơ cấu cây trồng cùng với việc đầu tư phân hóa học, thuốc trừ sâu, thủy lợi tưới tiêu,… đặc biệt từ những năm 70, tỉnh Nghệ An đó chuyển đổi mùa vụ, coi vụ Hè thu là một trong ba vụ sản xuất chính trong năm,… đó là những tác động không nhỏ đến hệ sinh thái đồng ruộng, trước hết là sâu hại và thiên địch của chúng.