Kề từ sau sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nước ta phát triển với tốc độ khá ấn tượng với mức tăng GDP bình quân trên 7%/ năm. Sau một thời gian dài tích lũy tài chính, tiềm lực tài chính trong dân Việt Nam hiện nay là khá lớn, tuy nhiên để có thể khai thác triệt để tiềm lực trong dân này không phải là một điều dể dàng ngay cả ở những nước phát triển. Bên cạnh rất nhiều công cụ đầu tư và tiết kiệm, đại bộ phận dân chúng Việt Nam chỉ quen với việc tích trữ vàng và ngoại tệ, song trong thời gian gần đây đỉnh cao là giai đoạn 2006 – 2008 lúc mà thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn phát triển bùng nổ nhà nhà người người cùng tham gia “thị trường” thì qua đó ta thấy, khi được phép tiếp xúc với một kênh đầu tư với biên lợi nhuận khá cao và ngày càng hoàn thiện dân chúng có thêm một kênh đầu tư mới và rất hồ hởi.
Phát triển quá nóng, đầu tư không chuyên nghiệp, cá nhân và bầy đàn là những nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ của một thị trường mới nổi. Quả “bong bóng” này tan vỡ (VN Index từ trên 1000 điểm rơi xuống sát mức 200 điểm) khi vượt quá sức chịu đựng và bị tác động mạnh mẽ nhưng gián tiếp
từ việc Mỹ “xuất khẩu” khủng hoảng tài chính ra sắp thế giới. Nguyên nhân dể dàng tìm thấy, rủi ro cũng đã thành hiện thực, và ngày càng dè dặt hơn trong việc đầu tư của mình. Đây có thể coi là thế bí không có lối thoát cho thị trường chứng khoán giai đoạn này, nhưng cũng có thể là một cơ hội tốt cho các công ty bảo hiểm nhân thọ khi tung ra gói sản phẩm ILPs. Một sản phẩm bảo hiểm kết hợp đầu tư được hấp thu tính chuyên nghiệp của các quỹ đầu tư, đây như là thế mạnh không sản phẩm nào có thể “thay thế” trong thị trường hiện nay.
Khi gói sản phẩm này lần đầu tiên được tung ra thị trường cuối 2006 đầu 2007, trong lúc thị trường chứng khoán sôi động nhất, nhiều người cho rằng đây là thời điểm vô cùng thích hợp và đã tạo lập được thị phần riêng của mình – bản thân ILPs xuất hiện và chứng tỏ tính hiệu quả vốn có. Tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng trong giai đoạn 2008 – 2010 luôn trên 100% nhưng đã bị giảm mạnh xuống gần 50% sau 3 năm.
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
DT bảo hiểm nhân thọ 9.379.010 10.307.617 11.834.67
4 13.791.863 16.025.012
Tốc độ tăng trưởng (%) 9,90 14,81 16,54 16,19
DT bảo hiểm đầu tư 180.181 429.174 1.071.381 2.279.197 3.360.100
Tốc độ tăng trưởng (%) 138,19 149,64 112,73 47,42
Tỉ trọng (%) 1,92 4,16 9,05 16,53 20,97
(Tổng hợp từ Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) Nhiều người nhận định rằng trong thời điểm này khi thị trường chứng khoán đang vật lộn với những khiếm khuyết của mình thị trường luôn giao động trong ngưỡng kháng cự là nguyên nhân làm giảm tính hấp dẫn của thị trường đồng thời các sản phẩm kèm theo có hệ số covarian khá cao gần như bằng một như ILPs cũng không nằm ngoài hiệu ứng. Song, thực tế theo lý thuyết biên lợi nhuận khi thị trường giảm sâu xuống dưới giá trị thực của mình (rất nhiều mã chứng khoán bị định giá sai – thấp hơn giá trị) thì trong tương lai nó sẽ phải tăng với tốc độ lớn và đây là lúc thích hợp để đầu tư dài hạn (như chúng ta có thể quan sát thị trường luôn xảy ra những thương vụ M&A cả về quy mô lẫn số lượng) theo phân tích kỹ thuật thì biên (margin)
này có khả năng rất cao trong khoảng 70% (với xác suất 90%). Có thể nói với đặc thù bảo hiểm mang tính dài hạn thì đây có thể gọi là thời gian vô cùng quý báu để các doanh nghiệp nhân thọ đẩy mạnh và chiếm lãnh thị trường khi thuyết phục được các “nhà đầu tư – người tham gia bảo hiểm”.
Mặc dù đang trong giai đoạn kinh tế phục hồi sau khủng hoảng, tăng trưởng ngành bảo hiểm có xu hướng chậm lại nhưng theo Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2020 mà thủ tướng chính phủ đã phê duyệt thì trong thời gian dài tốc độ tăng trưởng sẽ ổn định. Vì vậy, nhóm nghiên cứu dự báo doanh thu thị trường theo phương pháp đường xu hướng:
Năm 2012 2013 2014 2015 2020
DT bảo hiểm nhân thọ 17.302.920 18.981.750 20.660.580 22.339.400 30.733.540 DT bảo hiểm đầu tư 3.926.965 4.747.952 5.568.938 6.389.924 10.494.860
Tỉ trọng (%) 22,70 25,01 26,95 28,60 34,15
Từ thuận lợi mặt vĩ mô cho tới thuận lợi của thị trường chứng khoán trong giai đoạn sắp tới, có thể coi đây là cơ hội tốt để sản phẩm ILPs duy trì và phát triển ngày càng lớn mạnh.