Quy ước chung cho bài toán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống dịch từ ngôn ngữ tự nhiên sang ngôn ngữ đặc tả với mô hình COKB (Trang 29)

2. Giải quyết bài toán dịch ngôn ngữ tự nhiên sang ngôn ngữ đặc tả

2.1.Quy ước chung cho bài toán

Để giải quyết ba bước nêu trên ta cần đưa ra quy ước chung cho bài toán. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao đọc một câu mà đưa ra được dạng đặc tả của chúng, quan trọng là do ý nghĩa của từ. Vì vậy em phân ra thành 5 dạng từ được mô tả như sau:

Đối tượng:

- Tên đối tượng - Nghĩa đối tượng - Tham số chính

- Thuộc tính của đối tượng Ví dụ: cho A là một điểm

 Điểm → tên đối tượng là DIEM Nghĩa cùa đối tượng là “điểm” Tham số chính A là ký tự Các thuộc tính

Hoặc cho tam giác ABC.

 Tam giác → tên đối tượng là TAM_GIAC Nghĩa của đối tượng là “tam giác”

Tham số chính: có 3 ký tự A, B, C Các thuộc tính: đỉnh, góc, cạnh,...

Nhìn chung các đối tượng thường là những danh từ.  Đặc điểm:

Đặc điểm thường xuất hiện ở ba loại từ: động từ, danh từ và tính từ. Đặc điểm thì thuộc về đối tượng.

Ví dụ: đặc điểm thuộc về điểm Cho M là trung điểm đoạn AB.

Cho B là điểm nào nằm ngoài tam giác HEK. Hay đặc điểm thuộc về đường/đoạn thẳng Cho BC là phân giác góc ABD

Ví dụ:

Cho AK là phân giác góc BAC -> đặc điểm 1 ngôi Cho góc ABC kề bù với góc BCD -> đặc điểm hai ngôi

Cho đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng TD tại M -> đặc điểm 3 ngôi. Cho đường thẳng TD, GH, KE cắt nhau tại điểm M -> đặc điểm nhiều ngôi. Thông thường đặc điểm thường xuất hiện với các từ “là”, “với”, “của” hay “tại”.  Thuộc tính: là các đặc trưng của đối tượng thuộc về bản chất của đối tượng

Ví dụ: tên của đối tượng, số đo của đối tượng, chiều dài của đối tượng. Thông thường thuộc tính thường xuất hiện chung với từ “của”

Tính chất:

Từ thường dùng: “bằng”, “ =”

Ví dụ: cho tam giác ABC = tam giác HEK. Cạnh BC = 5 cm.

 Yêu cầu thực hiện: thường là các từ: “chứng minh rằng”, “tính”, “so sánh”, “tìm”...  Ví dụ: cho tam giác ABC = tam giác HEK trong đó AB = 2 cm, góc B = 40, BC = 4

cm. Tính góc HEK, đoạn HE. Đặc tả bài toán:

begin_exercise begin_problem

cho tam giác ABC = tam giác HEK trong đó AB = 2 cm, góc B = 40, BC = 4 cm. Tính góc HEK, đoạn HE.

end_problem begin_hypothesis [{},{[A,“DIEM”],[B,“DIEM”],[C,“DIEM”],[TAM_GIAC[A,B,C],“TAMGIAC”], [H,“DIEM”],[E,“DIEM”],[K,“DIEM”],[TAM_GIAC[H,E,K],“TAMGIAC”]}, {TAM_GIAC[A,B,C]=TAM_GIAC[H,E,K],DOAN[A,B].a=2,GOC[A,B,C].a=40,D OAN[B,C].a=4}] end_hypothesis begin_goal [[“Tính”,DOAN[H,E].a],[“Tính”,GOC[H,E,K].a]] end_goal

end_exercise

Trong đặc tả này có:

- Đối tượng: tam giác, điểm, đoạn, góc. - Đặc điểm {}

- Thuộc tính: đỉnh, đoạn thuộc tam giác. Số đo cạnh, số đo góc - Tính chất

- Dữ kiện: hai tam giác bằng nhau: tam giác ABC = tam giác HEK Số đo cạnh AB = 2, góc ABC = 40, cạnh BC = 4

- Yêu cầu tính toán: tính đoạn HE và góc HEK.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống dịch từ ngôn ngữ tự nhiên sang ngôn ngữ đặc tả với mô hình COKB (Trang 29)