Nhiệm vụ của bộ máy kế toán tại Công ty liên doanh Đúc cơ khí

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh Đúc cơ khí VIDPOL (Trang 55)

VIDPOL

2.1.4.1. Nhiệm vụ của bộ máy kế toán tại Công ty liên doanh Đúc cơ khí VIDPOL VIDPOL

1. Tổ chức thực hiện ghi chép, hạch toán kế toán theo đúng chế độ, quy định của Nhà nước về hệ thống kế toán;

2. Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời doanh thu và chi phí của Công ty; Tổ chức hạch toán đầy đủ giá thành các loại sản phẩm, dịch vụ và giá thành các công trình thi công;

3. Theo dõi, kiểm soát, đối chiếu định kỳ công nợ bao gồm: công nợ với khách hàng, tạm ứng, công nợ nội bộ, các khoản phải thu, phải trả, nợ ngân hàng...; 4. Thanh quyết toán đối với các hạng mục công trình đã hoàn thành; Thực hiện

thanh quyết toán các hợp đồng theo hóa đơn chứng từ hợp lệ và thanh lý hợp đồng đúng hạn theo đúng các quy trình thanh quyết toán nội bộ; thanh quyết toán với khách hàng; thanh quyết toán cho nhà thầu chính, nhà thầu phụ và các đội thi công theo hợp đồng giao khoán;

5. Kiểm tra, giám sát giá của tất cả các hoạt động mua sắm trong Công ty;

6. Thanh toán lương, phụ cấp lương, tiền thưởng và các chi phí khác theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và quy định của Công ty cho người lao động;

GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Trương Thị Thùy Linh Lớp: CQ48/21.01

7. Lập sổ sách theo dõi, quản lý giá trị tài sản cố định, máy móc, thiết bị của Công ty; tổ chức kiểm kê tài sản định kỳ và bất thường;

8. Theo dõi giám sát, hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ kế toán liên quan đến hoạt động xuất, nhập vật tư, máy móc thiết bị và lập báo cáo tình hình giá trị khấu hao tài sản cố định, khấu hao máy móc, thiết bị;

9. Kiểm tra dự toán và thực hiện thanh quyết toán các công trình, kiểm soát hiệu quả xây dựng công trình, hướng dẫn thủ tục thanh toán và kiểm tra duyệt quyết toán công tác đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn của các phòng ban;

10. Thực hiện công tác thủ quỹ: Lập kế hoạch, kiểm soát các khoản thu chi, thực hiện việc thu chi tiền mặt đã được kế toán kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ thu chi tiền mặt; mở sổ sách theo quy định để quản lý, theo dõi tồn quỹ, phát sinh tăng giảm hàng ngày, đối chiếu số dư tồn quỹ hàng ngày với sổ kế toán chi tiết;

11. Quản lý quỹ tiền mặt hiện có tại Công ty, báo cáo tình hình thu chi tiền mặt theo chế độ quy định, lưu trữ chứng từ thu chi, quản lý thiết bị hành chính văn phòng như két sắt, máy đếm tiền; quan hệ chặt chẽ với ngân hàng để cập nhật số dư trên các tài khoản ngân hàng;

12. Cân đối thuế, nộp thuế và các khoản nghĩa vụ khác cho Nhà nước theo quy định của pháp luật; Lập, trình ký, nộp các báo cáo tài chính theo yêu cầu của Công ty và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

13. Cung cấp các báo cáo, thông tin tài chính theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi trở thành Công ty đại chúng;

14. Lưu trữ hồ sơ thanh quyết toán công trình theo quy định (các văn bản chứng từ liên quan đến thanh quyết toán công trình); Tổ chức bảo quản và lưu trữ các chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật và của Công ty;

16. Cung cấp các số liệu thống kê kế toán cho các đơn vị liên quan theo quy định của Nhà nước và Công ty; Thu thập và tổng hợp thông tin số liệu kế toán, tài chính trong Công ty, phân tích và báo cáo số liệu thống kê về công tác kế toán, tài chính, kinh doanh của các dự án để cung cấp cho Ban Giám đốc;

17. Lập Báo cáo tài chính, Báo cáo thống kê về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Ban Giám đốc và các cơ quan chức năng định kỳ hàng quý, hàng năm và theo yêu cầu đột xuất;

18. Tham gia, phối hợp với Phòng Kế hoạch – Tài chính thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu, đánh giá tình hình tài chính, đề xuất các phương án cân đối tài chính trình Giám đốc quyết định;

19. Thực hiện các công việc khác được Giám đốc giao.

Phòng tài chính kế toán có 5 nhân viên chính là: kế toán trưởng, thủ quỹ, kế toán sản xuất, kế toán thanh toán, kế toán tổng hợp. Mỗi thành viên thực hiện những công việc khác nhau phục vụ cho những mục đích sử dụng thông tin khác nhau, cụ thể như sau :

1 Kế toán trưởng : Là người tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính, thông tin kinh tế trong toàn công ty. Đồng thời hướng dẫn, thể chế và cụ thể hoá kịp thời các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính kế toán của Nhà nước và Công ty. Hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo hạch toán, lập kế hoạch tài chính, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán của Công ty.

2 Kế toán tổng hợp : Ghi sổ tổng hợp, lập các báo cáo Công ty. Ngoài ra Kế toán tổng hợp còn là người kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ cũng như việc ghi chép sổ kế toán liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.

3 Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình công nợ phải thu của khách hàng, viết hóa đơn, theo dõi tiến độ thu nợ của nhân viên kinh doanh. Hàng tuần gửi

GVHD: GS.TS Ngô Thế Chi SVTH: Trương Thị Thùy Linh Lớp: CQ48/21.01

báo cáo công nợ phải thu cho kế toán trưởng, trưởng phòng kinh doanh để thúc đẩy tiến độ thu nợ.

4 Thủ quỹ : Quản Lý tiền mặt của Công ty, căn cứ vào các chứng từ được duyệt hợp lý, hợp lệ, hợp pháp để tiến hành thu chi tiền mặt, giao dịch ngân hàng.

5 Kế toán sản xuất : ghi chép, theo dõi và căn cứ vào các hợp đồng chứng từ được duyệt để tiến hành sản xuất. Với đặc thù của một công ty sản xuất, kế toán sản xuất có vai trò quan trọng, giúp Ban giám đốc có những bước đi và kế hoạch đúng đắn.

Có thể khái quát tổ chức bộ máy kế toán thành sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty liên doanh đúc cơ khí

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty liên doanh Đúc cơ khí VIDPOL (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w